Bài 7.: Truyền và biến đổi chuyển động

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. MỘT SỐ CƠ CẤU TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

- Truyền chuyển động là truyền và biến đổi tốc độ giữa các bộ phận của máy đặt xa nhau.

- Có 2 loại truyền chuyển động:

+ Truyền động ma sát.

+ Truyền động ăn khớp.

1. Truyền động ma sát

- Là cơ cấu truyền chuyển động từ một vật (vật dẫn) tới một vật khác (vật bị dẫn) nhờ lực ma sát.

- Phổ biến nhất là truyền động đai.

a. Cấu tạo bộ truyền động đai

- Cấu tạo gồm 3 bộ phận: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.

loading...
Truyền động dây đai thẳng.hoc24
loading...
Truyền động dây đai chéo.hoc24

b. Nguyên lí làm việc

- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:

\(i=\dfrac{n_1}{n_2}=\dfrac{D_1}{D_2}\) hay \(n_2=n_1\times\dfrac{D_1}{D_2}\)

- Trong đó:

+ D1​: đường kính của bánh dẫn 1.

+ n1​: tốc độ quay của bánh dẫn 1.

+ D2​: đường kính của bánh bị dẫn 2.

+ n2​: tốc độ quay của bánh bị dẫn 2.

+ i = 1: tốc độ quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn bằng nhau.

+ i > 1: bánh dẫn quay nhanh hơn bánh bị dẫn và ngược lại.

c. Ứng dụng

- Sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau như máy khoan, máy khâu, máy tiện, máy kéo, ô tô,...

loading...
Máy khoan.hoc24

2. Truyền động ăn khớp

- Là cơ cấu truyền chuyển động từ vật dẫn tới vật bị dẫn qua các cơ cấu ăn khớp.

- Có 2 loại truyền động ăn khớp:

+ Truyền động bánh răng.

+ Truyền động xích.

a. Cấu tạo

- Truyền động bánh răng:

loading...
Truyền động bánh răng.hoc24

- Truyền động xích:

loading...
Truyền động xích.hoc24

b. Nguyên lí làm việc

- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:

\(i=\dfrac{n_1}{n_2}=\dfrac{Z_2}{Z_1}\)

- Trong đó:

Z1​: số răng bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).

n1​: tốc độ quay của bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).

Z2​: số răng bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).

n2​: tốc độ quay của bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).

c. Ứng dụng

- Sử dụng trong nhiều loại máy, thiết bị khác nhau như đồng hồ, hộp số xe máy, ô tô,...

loading...
Hộp số xe máy.hoc24

II. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

- Là từ một chuyển động ban đầu biến đổi thành các chuyển động khác.

- Có 2 loại biến đổi chuyển động:

+ Cơ cấu tay quay con trượt.

+ Cơ cấu tay quay con lắc.

1. Cơ cấu tay quay con trượt

a. Cấu tạo

- Gồm 4 bộ phận chính:

+ Tay quay.

+ Thanh truyền.

+ Con trượt.

+ Giá đỡ.

loading...
Cơ cấu tay quay con trượt.hoc24

b. Nguyên lí làm việc

- Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4).

- Nhờ đó chuyển động tròn của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

c. Ứng dụng

- Dùng ở các máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong,...

2. Cơ cấu tay quay thanh lắc

- Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

a. Cấu tạo

- Gồm có 4 bộ phận chính:

+ Tay quay.

+ Thanh truyền.

+ Thanh lắc.

+ Giá đỡ.

loading...
Cơ cấu tay quay thanh lắc.hoc24
loading...
Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động
của máy khâu đạp chân.hoc24

b. Nguyên lí làm việc

- Khi tay quay AB quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền BC, làm thanh lắc CD lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.

c. Ứng dụng 

- Ứng dụng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy,...

loading...
Máy dệt.hoc24