Bài 7. Phòng, chống bạo lực học đường

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

- Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bởi, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

Đánh đập, ngược đãi bạn bè.

Cô lập, lan truyền thông tin sai sự thật.

Chửi bới, đe dọa, gây ảnh hưởng về tinh thần.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hường từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục...

Gia đình không hạnh phúc sẽ thiếu đi sự giáo dục cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó trẻ nhỏ sẽ học theo những hành vi bạo lực của người lớn.

- Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

       + Đối với người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

       + Đối với người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

       + Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất;

       + Đối với xã hội, làm cho xã hội thiếu an toàn và lành mạnh.

@2099854@@2099767@

2. Cách ứng phó với bạo lực học đường

- Để phòng tránh bạo lực học đường: 

       + Em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông bảo cho giáo viên hoặc những người lớn đảng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi có nguy cơ xày ra bạo lực học đường;...

       + Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường:...

- Khi gặp bạo lực học đường:

       + Em cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát,...

       + Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trà; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực,...

- Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường:

       + Em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đàm bào an toàn; nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường..

       + Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,..

@2099924@@2099993@

3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015;...

Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường (trích)

Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường

1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:

[...] b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đuong; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản li, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học;

2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gỗ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bò nguy cơ xày ra bạo lực.

Bộ luật Dân sự năm 2015 (trích)

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cả nhân

[...] 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thi cha, me  phải bồi thường toàn bộ thiệt hai; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi  thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thi lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu [...]

Giáo dục phòng, chống bạo lực học đường tại trường học.

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Để phòng tránh bạo lực học đường, em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đuờng; thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đảng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường. Khi gặp bạo lực học đường, em cần phài binh tĩnh, kiểm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ.