Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Các thành phần của không khí: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).
- Cấu tạo khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng. Tầng đối lưu chứa đến 80% khối lượng không khí của khí quyển, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật.
- Nhiệt độ không khí được hình thành do: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời trực tiếp đốt nóng không khí và bề mặt đất hấp thụ sau đó phản hồi vào không khí.
- Đặc điểm: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời.
- Phân bố: Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ.
- Nguyên nhân: Do sự hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương nên nhiệt độ không khí cũng có sự khác biệt giữa lục địa và đại dương.
- Đặc điểm:
+ Mặc dù ở cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm không giống nhau giữa lục địa và đại dương.
+ Càng vào sâu trong lục địa, biên độ nhiệt độ càng tăng do ảnh hưởng của biển giảm.
+ Nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi giữa bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển.
- Độ cao, độ dốc, hường sườn núi và hình thái địa hình đều có tác động đến sự thay đổi của nhiệt độ.
- Đặc điểm
+ Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.
+ Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng, khuất gió.