Bài 7. Cấu tạo tế bào thực vật

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.

1. Hình dạng và kích thước tế bào

- Các cơ quan của thực vật (rễ, thân, lá, …) đều có cấu tạo từ tế bào.

- Hình dạng: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sao , …

- Kích thước:

+ Ví dụ:

STT

Tế bào

Chiều dài (mm)

Đường kính (mm)

1

 Tế bào sợi gai

550

0.04

2

 Tế bào tép bưởi

45

5.5

3

 Tế bào thịt quả cà chua

0.55

0.55

4

 Tế bào mô phân sinh ngọn

0.001- 0.003

0.001 – 0.003

+ Kích thước tế bào rất khác nhau: đa số có kích thước rất bé ta phải quan sát bằng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy (trừ tép chanh, tép bưởi, …).

 

2. Cấu tạo tế bào 

- Tuy các tế bào có kích thước và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, khi quan sát dưới kính hiển vi chúng ta đều thấy chúng có cấu tạo cơ bản giống nhau, đều gồm các phần: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân, ngoài ra còn có không bào, lục lạp và các thành phần khác.

Đặc điểm và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào

Thành phần

Đặc điểm và chức năng

Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật)

Giúp cho tế bào có hình dạng nhất định.

Màng sinh chất

Bao bọc ngoài chất tế bào.

Chất tế bào

Là chất keo lỏng, bên trong chứa các bào quan như lục lạp, … và là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

Nhân

Thường chỉ có 1 nhân, cấu tạo phức tạo, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Không bào

Chứa dịch tế bào.

Lục lạp

Chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá.

3. Mô

Các loại mô:

- Nhận xét:

+ Các tế bào của cùng một mô thì có hình dạng, cấu tạo giống nhau.

+ Các tế bào ở các mô khác nhau thì khác nhau về hình dạng và cấu tạo.

- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng riêng. Ví dụ: mô che chở, mô phân sinh, mô mềm, mô nâng đỡ, mô dự trữ, …

 

 

Khách