Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
- Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chiếm tới 85% diện tích.
- Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Hướng vòng cung.
+ Vùng đồng bằng: quá trình bồi tụ.
+ Có nhiều dạng địa hình xâm thực và bồi tụ.
+ Trên bề mặt địa hình bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi.
Con người có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến địa hình
Địa hình núi
* Vùng núi Đông bắc
- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Là vùng núi thấp nhất nước ta, độ cao trung bình < 1000m . Địa hình Cac- xtơ rất phổ biến.
- Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam
- Hướng núi núi là vòng cung với 4 cánh cung lớn : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm lại ở Tam Đảo.
- Ngoài ra còn có 1 số dãy núi nhỏ hướng TB- ĐN: Con Voi, Tam Đảo.
- Mức độ chia cắt nhỏ.
* Vùng núi Tây Bắc
- Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đặc điểm: Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng Tây bắc - Đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
- Hướng nghiêng: Tây Bắc- Đông Nam
- Có 3 mạch chính: Đông là Dãy Hoàng Liên Sơn; Tây là dãy Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao: ở giữa là các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi Phong Thổ, Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. Xean giữa các dãy núi là các thung lũng sông Đà, sông Mã.
* Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Giới hạn: Từ phía nam Sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Hướng núi, hướng nghiêng địa hình: tây bắc - đông nam . Càng về phía nam hướng nghiêng chuyển dần sang T- Đ.
- Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
- Phía bắc là vùng núi thượng du Nghệ An, giữa là vùng đá vôi Quảng Bình, nam là vùng núi phía Tây Thừa Thiên Huế. Có các mạch núi đâm ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã.
* Vùng núi Trường Sơn Nam
- Giới hạn: từ nam Bạch mã trở về phía Nam.
- Là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, đồ sộ, cao TB >1000m.
- Hướng nghiêng: đa dạng.
- Cao ở 2 đầu, thấp ở giữa: 2 đầu là 2 khối núi cổ: Kon Tum và Cực Nam Trung Bộ; ở giữa là núi Bình Định, An Khê.
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: Chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, rõ nhất là Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là các bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và tây Đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
* Đồng bằng châu thổ sông: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đặc điểm chung:
+ Đều là 2 đồng bằng lớn nhất cả nước.
+ Đều được hình thành trên cơ sở các sụt lún trên các vịnh biển nông.
+ Địa hình tương đối bằng phẳng.
+ Thuận lợi cho phát triển cây lúa nước.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Diện tích 15 nghìn km2
+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông Hồng và sông Thái bình
+ Đồng bằng có hình tam giác cao ở ở Phía tây và Tây bắc, thấp dần ra biển, đỉnh là Việt Trì, đáy từ Quảng Yên đến Ninh Bình.
+ Đất có 2 loại đất: phù sa trong đê và đất phù sa ngoài đê.
+ Quá trình mở rộng: mở rộng nhanh ra biển ( vài chục đến hàng trăm mét) về phía ĐN.
- Đồng bằng sông Cửu long
+ Diện tích khoảng 40 nghìn km2.
+ Nguồn gốc hình thành: do phù sa hệ thống sông Mê Công.
+ Độ cao: rất thấp 0- 4m so với mực nước biển.
+ Hướng nghiêng: TB- ĐN.
+ Đặc điểm bề mặt: bằng phẳng, trên bề mặt có mạng lưới sông ngòi rất dày đặc , có các vùng trũng rộng lớn.
+ Quá trình mở rộng: lớn về phía TN.
+ Đất gồm 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
- Đồng bằng ven biển miền Trung
+ Diện tích khoảng 15 nghìn km2
+ Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Độ cao: Vừa là đồng bằng ven biển vừa là đồng bằng chân núi với độ cao thay đổi từ 0- 200m.
+ Đặc điểm bề mặt: không bằng phẳng.
+ Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình- Trị - Thiên, Nam- Ngãi - Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Địa hình chia làm 3 dãy: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa thấp trũng; bên trong đã bồi tụ thành đồng bằng.
+ Tốc độ phát triển ra biển chậm.
+ Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày nhưng không thật thuận lợi cho trồng lúa.
* Thế mạnh
- Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
- Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
- Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
- Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai...).
- Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo thuận lợi cho phát triển du lịch.
* Hạn chế
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai như lũ quét, xói mòn, xạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…
- Thuận lợi
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại…
- Hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán gây thiệt hại về người và tài sản.