Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Có 2 vấn đề môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái: gia tăng thiên tai bão lũ, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất
* Hoạt động của bão ở Việt nam
- Thời gian hoạt động từ tháng 6, kết thúc vào tháng 11.
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
- Tháng có nhiều bão nhất là tháng 9, mùa bão dồn dập vào tháng 8,9,10 ( chiếm 70% số cơn bão)
- Nơi chịu ảnh hưởng mạnh của bão là ven biển miền Trung, đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ
- Trung bình có 3- 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta một năm ( năm nhiều lên đến 8-10 cơn)
* Hậu quả của bão
- Mưa lớn trên diện rộng (300 - 400mm), có thể lớn hơn đạt 500-600mm gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông
- Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế...
- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh
* Biện pháp phòng chống bão
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão
- Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
-Nơi diễn ra: xảy ra ở các vùng đồng bằng, ĐBSH nghiêm trọng nhất ( do địa hình thấp, trũng,ít cửa sông; lưới sông dạng nan quạt, có đê, quá trình đô thị hoá mạnh)
- Nguyên nhân và mức độ ngập úng của các đồng bằng khác nhau
+ ĐBSH: mưa bão trên diện rộng, địa hình thấp, lũ tập trung, có hệ thống đê sông, biển bao bọc, mức độ đô thị hoá cao --> hệ thống hồ chứa giảm, hệ thống thoát nước quá tải
+ ĐBSCL: mưa, lũ nguồn, triều cường, địa hình thấp, phẳng
+ ĐB ven biển miền trung: mưa bão, nước biển dâng; lũ thượng nguồn dồn về
- Hậu quả
+ Hỏng các công trình gây thiệt hại vật chất
+ Thiệt hại mùa màng, sản xuất nông nghiệp
- Biện pháp
+ Làm các công trình ngăn lũ và thủy triều
+ Bảo vệ rừng
- Nơi diễn ra: Diễn ra mạnh ở lưu vực sông, suối miền núi, nơi có địa hình dốc, chia cắt mạnh đặc biệt là những nơi rừng bị tàn phá nặng nề
- Thời gian
Tháng 6 - tháng 10 ( miền Bắc)
Tháng 10 - tháng 12 ( miền Nam)
- Hậu quả
+ Làm mất lớp phủ thực vật
+ Đất đai dễ xói mòn
- Biện pháp
+Quy hoạch các điểm dân cư, tránh xa các vùng có thể xảy ra lũ quét.
+ Sử dụng đất đai hợp lí và bảo vệ rừng.
+ Thực hiện các biện pháp kĩ thuật nông nghiệp, thuỷ lợi trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy bề mặt, xói mòn.
- Nơi diễn ra: ở các vùng ít mưa hoặc các vùng có mùa khô sâu sắc.
- Hậu quả
+ Gây thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
+ Gây cháy rừng.
- Biện pháp
+Trồng rừng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn.
- Nơi xảy ra: Tây bắc, Đông Bắc, vùng ven biển Nam Trung Bộ
- Hậu quả: gây thiệt hại rất lớn về người và của.
- Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thai chủ yếu.
- Đảm bảo sự giàu có về vốn gen.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu cuộc sống của con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái dân số ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và bảo vệ môi trường.