Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy
a. Sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ và vũ khí.
- Nhờ có công cụ mới bằng kim loại (lưỡi cày, cuốc, rìu,..), con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi cũng có bước phát triển.
+ Nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao, cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc,... dần trở thành ngành sản xuất riêng.
- Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất lại có tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.
=> Con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.
b. Sự thay đổi trong đời sống xã hội
- Đàn ông có vai trò ngày càng lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là các gia đình phụ hệ.
- Xã hội dần dần có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
- Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không đều ở các khu vực trên thế giới. Ở phương Đông, mặc dù xã hội nguyên thủy phân hóa sớm hơn so với các nơi khác nhưng không triệt để.
2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
a. Sự xuất hiện kim loại
- Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới đồ đồng.
b. Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
- Việc sử dụng các công cụ bằng kim loại đã giúp cho người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú.
+ Một số đã rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
+ Họ đã biết dùng cây gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.
- Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến phân hóa trong đời sống xã hội.
- Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định.
- Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai,... hình thành những khu vực dân cư đông đúc, là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia cổ đầu tiên trên đất nước Việt Nam.