Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a. Đông Nam Á hải đảo
- Tại In-đô-nê-xi-a:
+ Thế kỉ XVII nổ ra phong trào chống thực dân Hà Lan xâm lược dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.
+ Đầu thế kỉ XIX nổ ra cuộc kháng chiến trên đảo Gia-va do hoàng từ Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo.
- Tại Phi-lip-pin:
+ Thế kỉ XVI nổ ra phong trào chống thực dân Tây Ban Nha.
+ Từ thế kỉ XVIII nổ ra phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo.
b. Đông Nam Á lục địa
- Tại Mi-an-ma: diễn ra ba cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 – 1826, 1852 và 1885).
- Tại Việt Nam: cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra từ 1858 – 1884.
- Tại Cam-pu-chia:
+ Cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892).
+ Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866).
- Tại Lào: phong trào chống Pháp bùng bổ sau khi hiệp ước bảo hộ của Pháp được kí vào năm 1893.
* Giai đoạn cuối thế kỉ XIX – 1920:
- Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Phong trào theo khuynh hướng tư sản: Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma dưới sự lãnh đạo của trí thức cấp tiến.
* Giai đoạn 1920 – 1945:
- Phong trào giải phóng dân tộc theo hai khuynh hướng:
+ Tư sản: giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Vô sản: giai cấp vô sản lãnh đạo.
- Nhiều đảng phái tiến bộ ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh hoà bình và vũ trang.
- Sau năm 1945, một số quốc gia giành độc lập: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào…
* Giai đoạn 1945 – 1975:
- Tại Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,…diễn ra phong trào đấu tranh yêu cầu thực dân phương Tây trao trả độc lập.
- Đông Dương: nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tiến hành kháng chiến chống Pháp và Mỹ đến năm 1975.
3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành độc lập
a. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
* Tác động tích cực:
- Gắn kết thị trường khu vực với thế giới.
- Du nhập nền sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy một số yếu tố văn hoá phát triển.
* Hậu quả:
- Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị” gây mâu thuẫn sắc tộc, xung đột tôn giáo, vùng miền.
- Về kinh tế: cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, thị trường và tiêu thụ hàng hoá của phương Tây.
- Về văn hoá: áp đặt văn hoá nô dịch, chính sách ngu dân và hạn chế giáo dục.
b. Quá trình tái thiết và phát triển
- Ngay sau thế chiến thứ hai, các nước Đông Nam Á bắt tay vào tái thiết đất nước, khắc phục tàn dư của thời kì thuộc địa.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XX: ASEAN triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, thị trường trong nước làm chỗ dựa phát triển kinh tế.
- Những năm 70 của thế kỉ XX: chiến lược công nghiệp hoá hướng tới xuất khẩu, tạo nên bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.
- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng các từng bước chuyển sang kinh tế thị trường.