Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Đặc điểm dân cư

a. Quy mô và cơ cấu dân số

- Năm 2020, dân số châu Á là 4,64 tỉ người (không tính dân số của Liên Bang Nga), chiếm 60% dân số thế giới. Hai quốc gia đông dân nhất châu Á là Trung Quốc (1,44 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người)

- Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Á đang có xu hướng giảm chỉ còn 0,86% vào năm 2020.

- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, cũng có quốc gia có dân số già như Nhật Bản. Một số quốc gia khác có xu hướng già hóa dân số như Hàn Quốc, Trung Quốc...

- Cơ cấu dân số theo giới của các nước châu Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ trong tổng số dân.

- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môngôlôit, Ơrôpêôit, và 1 số ít là Oxtrâylôit.Sự phân bố dân cư

b. Phân bố dân cư

- Năm 2020, châu Á (không tính Liên Bang Nga) có mật độ dân số cao nhất trong các châu lục (150 người/km2)

- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau.

c. Đô thị hóa

- Năm 2020, châu Á đứng đầu thế giới về số lượng các đô thị có quy mô dân số lớn.

- Tỉ lệ dân thành thị của châu Á là 50,9% và đang có xu hướng tăng nhanh.

Các đô thị lớn ở châu Á thường tập trung ở ven biển, nơi có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.

Quang cảnh một góc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc)
Quang cảnh một góc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc)

2. Tôn giáo ở châu Á

- Châu Á là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.

- Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các nước Đông Nam Á.