Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Khu di tích Đền Hùng

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Vi trí Đền Hùng

.- Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, bao gồm các đền chùa trên núi Nghĩa Lĩnh, đền Tổ Mẫu Âu Cơ (xã Hy Cương); đền Quốc Tổ Lạc Long Quân (xã Chu Hoà).

Khu di tích Đền Hùng

 

@6041880@

2. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Hùng (Phú Thọ) là nghi lễ lâu đời của người Việt. Từ thời nhà Nguyễn đã lấy ngày 10/3 (âm lịch) hằng năm làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến năm 2001, chính phủ quy định đây là ngày Quốc lễ.

Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội:

- Phần lễ bao gồm rước kiệu, lễ tế và dâng hương.

- Phần hội gồm các hoạt động biểu diễn nghệ thuât, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian.

@6041219@

3. Truyền thuyết thời Hùng Vương

Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời Hùng Vương như: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Phù Đổng Thiên Vương,...

@6041070@

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ và sinh được một bọc trăm trứng, nở được một trăm con. Đến một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển còn năm mươi người con theo nàng lên núi và hãy giúp đỡ nhau. Âu Cơ cùng năm mươi người con ở Phong Châu, suy tôn người con trưởng làm vua, gọi là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

(Theo Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2013, tr36 - 38)

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy

Để chọn người nối ngôi, Hùng Vương cho gọi các quan lang (con trai vua) đến và bảo rằng: các con hãy làm một món ăn để cúng tổ tiên. Ai có món ăn ngon, vừa ý ta thì ta sẽ truyền ngôi cho.

Các quan lang đi tìm nhiều của ngon vật lạ. Chỉ có Lang Liêu không biết chọn món ăn gì, ngày đêm thao thức không yên. Một hôm, Lang Liêu được một vị thần báo mộng, dạy cho cách dùng gạo để làm bánh hình vuông tượng trưng cho trời. Lang Liêu đã làm theo lời vị thần dạy, chọn lấy gạo nếp trắng, lấy lá gói thành hình vuông, cho nhân thịt vào giữa, đem nấu cho chín, gọi là bánh chưng. Lang Liêu lại lấy gạo nếp nấu thành xôi đem giã cho thật nhuyễn, nặn thành hình tròn, gọi là bánh giầy.

Đến ngày hẹn, Hùng Vương cho gọi các quan lang đến dâng món ăn. Các quan lang dâng lên vua cha nhiều món ăn quý hiếm, chỉ có Lang Liêu là dâng bánh chưng, bánh giầy. Hùng Vương thấy làm lạ đã ăn thử thì thấy hương vị thơm ngon. Hùng Vương đã khen ngợi và truyền ngôi cho Lang Liêu.

(Theo Trần Thế Pháp, Linh Nam chích quái, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2013, tr58 - 59)