Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Khởi nguồn ý tưởng từ khi ASEAN thành lập với Tuyên bố Băng Cốc (1967) “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình ở ĐNA”.
- Tháng 12/1997, văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 khẳng định ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Tháng 10/2003, ASEAN kí Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN II đặt nền móng cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá – xã hội.
- Tháng 1/2007, Hiến chương ASEAN tạo cơ sở pháp lí cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN
- Xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có mức độ liên kết sâu rộng hơn dựa trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN được hình thành dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội.
- Thể hiện qua văn bản Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 – 2015) cùng với các hoạt động triển khai cụ thể trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội.
- Ngày 22/11/2015, ASEAN ra Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN có hiệu lực từ ngày 31/12/2015.
- Nhằm tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng cao hợp tác chính trị - an ninh trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
- là khuôn khổ hợp tác nhằm xây dựng ASEAN thành một thị trường và một nền tảng sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề.
- Xây dựng một cộng đồng lấy con người là trung tâm, xây dựng tình đoàn kết, thống nhất giữa các quốc gia, dân tộc; nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.
- Tháng 11/2015, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 27 ở Cua-la Lăm-pơ thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
- Tháng 11/2020, tại HN cấp cao ASEAN lần thứ 37 ở Hà Nội, ASEAN thông qua văn kiện Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Hướng tới thúc đẩy hợp tác và hội nhập chặt chẽ trên ba trụ cột.
* Thách thức:
-Thách thức an ninh đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; thay đổi cấu trúc địa - chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn cầu nói chung.
-Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
-Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
-Thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,... đe doạ môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để phát triển của Cộng đồng ASEAN.
* Triển vọng:
- Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển với mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ và sâu rộng trên ba trụ cột.
- Cộng đồng ASEAN đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác và đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học, kĩ thuật,...; từng bước gắn kết các quốc gia Đông Nam Á để trở thành khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới của thế giới.
- Về đối ngoại: vị thế của ASEAN trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.