Bài 5 : Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 

I. Các nước Châu Phi

1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập

- Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới, diện tích khoảng 30,3 triệu km2, dân số khoảng 800 triệu người (năm 2000), rất giàu về tài nguyên, đặc biệt là kim cương.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi phát triển mạnh mẽ chia làm 4 giai đoạn: 

1945-1954: Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu trong cuộc chính biến cách mạng ở binh lính, sĩ quan Ai Cập, lật đổ nên chính trị của thực dân Anh.

+ Thành lập các nước cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953), Libi giành độc lập năm 1952.

+ 1954-1960: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam đã cổ vũ nhân dân thuộc địa Pháp ở Bắc Phi và Trung Phi đứng lên đấu tranh giành thắng lợi: Ma-rốc, Xu-đăng ( 1956), Gana ( 1957).

+ 1960 – 1975: 17 nước ở Châu Phí được độc lập, gọi là năm châu Phi. Mở đầu cho giai đoạn khởi đầu mới của phong trào giải phóng dân tộc. Thắng lợi ở Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la (1975) đã làm cho chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ.

+ 1975 - nay: Là giai đoạn hình thành phát triển đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ 1990: Namibia tuyên bố độc lập.

+ 11/1993: Nam Phi chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

+1994: tiến hành cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên và Man-đê-la đã trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Bản đồ cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi
Bản đồ cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi
 


II. Các nước Mĩ Latinh

Hiện nay, khu vực Mỹ Latinh gồm có 33 nước, với diện tích 20,5 triệu km2 , dân số 517 triệu người (năm 2000), rất giàu nông - lâm sản và khoáng sản.

1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc

- Vào đầu thế kỷ XX các nước Mỹ La Tinh đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ. Cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ II Mỹ La Tinh trở thành "sân sau" của Mỹ (sân sau là thuộc địa kiểu mới của Mỹ).

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ đã nổ ra và phát triển mạnh mẽ và Mỹ Latinh được mệnh danh là "Đại lục núi lửa". Cao trào đấu tranh đó trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1945 - 1959): Cao trào giải phóng dân tộc nổ ra ở hầu hết các nước Mỹ Latinh dưới các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh nghị viện.

+ Giai đoạn 2 (1959 - cuối những năm 80)

  • Thắng lợi của nhân dân Cuba đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh. Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô. Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
  • Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, cơn bão táp cách mạng đã bung nổ ở Mỹ Latinh, với hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu đã biến khu vực Mỹ Latinh trở thành "Lục địa bùng cháy".
  • Với những hình thức đấu tranh khác nhau, các nước Mỹ Latinh đã lần lượt lật đổ thế lực thân Mĩ và thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành lại độc lập chủ quyền.   

+ Giai đoạn 3 (từ cuối những năm 80 đến nay): Lợi dụng khó khăn của phong trào cách mạng thế giới, Mĩ đã mở cuộc phản kích chống lại phong trào cách mạng ở khu vực Mỹ Latinh. Phong trào cách mạng lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, trải qua hơn 40 năm đấu tranh, các nước Mỹ Latinh đã khôi phục độc lập chủ quyền và trở thành quốc gia độc lập, tự do. Một số nước như: Braxin, Mehico đã trở thành nước công nghiệp mới.

Các nước Mĩ Latinh
Các nước Mĩ Latinh

*Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba.

- Tháng 3/1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, chế độ độc tài quân sự Batixta được thiết lập ở Cuba. Chính quyền Batixta xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, tàn sát nhiều người yêu nước. Vì vậy, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công trại lính Mocada của 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catxtoro chỉ huy (26/07/1953).

- Sau cuộc tấn công trại lính Moncada không thành, Phiden Catxtoro bị bắt giam. Đến năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ đã phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cuba thắng lợi hoàn toàn. Nước Cộng hòa Cuba ra đời cho Phiden Catxtoro đứng đầu.

- Thắng lợi của cách mạng Cuba đã nêu lên tấm gương về một đất nước nhỏ bé nằm cạnh nước Mĩ đã chiến thắng được nước Mĩ. Sự thắng lợi của cách mạng Cuba đã trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh

Phi - đen ca-xtơ-rô (bên trái) cùng đồng đội tại căn cứ của quân du kích Cu ba năm 1958
Phi - đen ca-xtơ-rô (bên trái) cùng đồng đội tại căn cứ của quân du kích Cu ba năm 1958

2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội [Đọc thêm]

- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehico.

*Tại Cuba

+ Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.

+ 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao…

- Trong thập niên 80, các nước bị suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động chính trị (Argentina, Bolivia, Brazil, Chi Lê…)

- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng….Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài)