Đây là phiên bản do Mai Anh
đóng góp và sửa đổi vào 9 tháng 10 2021 lúc 16:15. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácI. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
https://makecolor.vn/wp-content/uploads/2017/12/tranh-phong-khach-dep.jpg
Khi theo dõi hình ảnh trên, ta thấy như một không gian như mở ra trước mắt, làm ta hòa mình vào không gian trên tường, nhưng thật ra đó chỉ là hình vẽ được vẽ lại trên tường chứ không có con đường đi lát đá, cây cối như trong hình vẽ.
https://lh3.googleusercontent.com/proxy/X7XWNIpw7lyo-jXdRxrLqcpj8FZ0Pf7B6IUBBvUGh6uEOJH0GaJ9mv-ETqquEr-7_qPWmaib0T7ZdznJIAvtAH1_PNHUwQlKSHAs9ArrM2_weVYNv8S-Sf0I4gna0ggo86s
Các bạn thấy đó, sẽ rất thú vị khi vật nuôi trong nhà đến gần chiếc gương, nó bị thu hút bởi hình ảnh của chính nó, và nhầm tưởng là đồng loại của mình ở trong đó. Con vật sẽ đi xung quanh cái gương, thậm chí nó đi vòng ra phía sau gương để tìm xem đồng loại của mình ở đâu. Nhưng tất nhiên là không thể thấy được rồi, vì đây là một trong những tính chất của gương .
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về ảnh của gương phẳng có tính chất gì. Đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về ảnh của gương phẳng có hứng được trên màn chắn không.
Thí nghiệm 1:
Bố trí thí nghiệm như hình dưới đây, trong đó gương phẳng được đặt thẳng đứng trên mặt bàn nằm ngang. Quan sát ảnh của viên phấn trong gương.
https://media.ican.vn/hocmai/cms/VL_7_1_503_4cd9036df7.png?944848.7400000449
Nếu bây giờ mình đặt một miếng bìa phía sau tấm gương thì trên miếng bìa có thu được ảnh của viên phấn hay không?
À, chúng ta thấy là không thu được hình ảnh của viên phấn trên miếng bìa đó. Vậy ta gọi tính chất này của gương phẳng là ảnh ảo, nghĩa là không thu được trên màn chắn.
Cùng làm một số thí nghiệm khác để phát hiện các ảnh ảo xung quanh nhà bạn nhá.
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcROkgNluRryCv-5EABsn88wIkv-lyjamlw5upz4FdcExL3oIRx_NIwwtVuJj6Vk-0m2atI&usqp=CAU
Tấm cửa kính tạo lại ảnh của con đường có hàng cây chuối trước mắt, nhưng phía sau cửa kính, ảnh của hàng cây chuối lại không thu được trên vách tường phía bên trong nhà, vậy đây là ảnh ảo.
https://vesinhcantho.com/wp-content/uploads/2018/10/d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-%C4%91%C3%A1nh-b%C3%B3ng-s%C3%A0n-%C4%91%C3%A1-%E1%BB%9F-c%E1%BA%A7n-th%C6%A1-2.jpg
Đây cũng là ảnh ảo in trên sàn nhà.
Bây giờ mình cùng tìm hiểu ảnh thật là gì nhá! Ảnh thật là ảnh thu được trên màn chắn, cùng đi tìm những hình ảnh thật có trong xung quanh nhà mình nhá!
http://img.sachbaitap.com/picture/article/2017/0423/thi-ngiem-thau-kinh-hoi-tu-0.jpg
Đây là ảnh của cây nến qua một thấu kính (thấu kính hội tụ) cho ảnh hứng được trên màn nên được gọi là ảnh thật.
https://maychieugiare.vn/wp-content/uploads/2018/06/may-chieu-bi-hinh-thang-meo-hinh.jpg
Ảnh của màn hình máy tính hứng được trên màn, gọi là ảnh thật.
Và còn nhiều những trường hợp khác các bạn sẽ bắt gặp được ảnh thật và ảnh ảo nữa nhé, hãy tự khám phá cho mình để nắm được kiến thức này!
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
Thí nghiệm 2:
Như vậy mình thấy hình ảnh viên phấn trong gương (như thí nghiệm 1), để biết được ảnh có bằng vật hay không (nhìn bằng mắt thường không tin cậy được, nên mình đi làm thí nghiệm nhé), mình sẽ thay gương phẳng bằng một tấm kính trong. Các bạn yên tâm, sự thay đổi này không làm ảnh hưởng gì tính chất của gương phẳng đâu, tấm kính trong này cũng cho ảnh ảo, bằng chứng là mình có thể nhìn thấy ảnh của viên phấn qua tấm kính trong này (tuy nhiên nó hơi mờ).
Sau đó các bạn lấy tay đặt một viên phấn khác ra sau tấm kính trong, sao cho viên phấn thứ hai này bằng với viên phấn thứ nhất, ta sẽ đặt nó đứng gần lại ảnh viên phấn thứ nhất, và chúng ta dễ dàng đưa ra nhận xét. Viên phấn thứ hai bằng với ảnh của viên phấn thứ nhất, suy ra ảnh của viên phấn bằng vật của chính nó các bạn há.
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Lấy một miếng bìa hình tam giác có góc nhọn để dễ đánh dấu một vị trí. Sau đó ta nhìn thấy vị trí của nó qua gương và đánh dấu vị trí ảnh của nó. Quan sát thấy khoảng cách của điểm từ vật đến gương bằng điểm từ ảnh đến gương nên ta thấy nó bằng nhau.
Mai Anh đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (9 tháng 10 2021 lúc 16:15) | 0 lượt thích | |
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (16 tháng 8 2021 lúc 18:59) | 1 lượt thích |