Bài 49: Dãy số liệu thống kê

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Hoạt động khám phá

Một buổi sáng trong tuần, Rô-bốt đều đạp xe quanh một công viên gần nhà.

khám phá dãy số liệu thống kê

Tuần này, Rô-bốt đã ghi chép lần lượt độ dài quãng đường (đơn vị:km) mà bạn ấy đi được trong mỗi buổi tập từ thứ Hai đến thứ Sáu thành dãy số liệu như sau: 1, 2, 2, 2, 3.

Nhìn vào dãy số liệu trên và cho biết:

​@6359888@

Qua dãy số liệu trên cho ta biết:

Thứ Hai, Rô-bốt đi được 1 km. Thứ Ba, Rô-bốt đi được 2 km. Thứ Tư, Rô- bốt đi được 2 km. Thứ Năm, Rô-bốt đi được 2 km. Thứ Sáu, Rô-bốt đi được 3 km.

​@6359974@

Dãy số liệu thống kê cho biết:

  • Giá trị của từng số liệu;
  • Số lượng các số liệu;
  • Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất;
  • Số trung bình cộng: \(\text{Trung bình cộng}=\frac{\text{tổng các số liệu}}{\text{số lượng số liệu}}.\)

Ví dụ: Bác An đã ghi chép số tiền điện mà gia đình bác đã thanh toán trong các tháng 9, 10, 11 như sau: 253 492 đồng, 213 651 đồng, 205 940 đồng. 

Từ dãy số liệu trên, ta biết:

  • Số tiền điện mà gia đình bác An đã thanh toán trong ba tháng 9,10,11. Cụ thể:
    • Trong tháng 9, số tiền điện mà gia đình bác An đã thanh toán là 253 492 đồng.
    • Trong tháng 10, số tiền điện mà gia đình bác An đã thanh toán là 213 651 đồng. 
    • Trong tháng 11, số tiền điện mà gia đình bác An đã thanh toán là 205 940 đồng. 
  • Tháng 9 gia đình bác An đã phải thanh toán nhiều tiền điện nhất. 
    Tháng 11 gia đình bác An đã phải thanh toán ít tiền điện nhất. 
  • Số tiền điện trung bình của gia đình bác An đã thanh toán trong ba tháng là \(\frac{253\hskip0.1cm492+213\hskip0.1cm651+205\hskip0.1cm940}{3}=224\hskip0.1cm361\) đồng.