Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTrong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời, còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.
Hình ảnh mô phỏng cấu trúc hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:
- Nhóm một gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
- Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
Thiên thể | Khoảng cách đến Mặt Trời | Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời |
Thủy tinh (Mecury) | 0,39 | 87,96 ngày |
Kim tinh (Venus) | 0,72 | 224,68 ngày |
Trái Đất (Earth) | 1,00 | 365,25 ngày (1 năm) |
Hỏa tinh (Mars) | 1,52 | 1,88 năm |
Mộc tinh (Jupiter) | 5,20 | 11,86 năm |
Thổ tinh (Saturn) | 9,54 | 29,45 năm |
Thiên Vương tinh (Uranus) | 19,19 | 84,07 năm |
Hải Vương tinh (Neptune) | 30,06 | 164,8 năm |
Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của một hành tinh là khoảng thời gian để nó chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời.
Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 6000 K. Ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất cũng tới 3000 K, nhiệt độ về mặt cao nhất cỡ 50 000 K. Vì thế, Mặt Trời và các sao tự phát ra ánh sáng.
Hình ảnh Mặt Trời
Sao Bắc Cực là một hệ gồm ba ngôi sao quay quanh một trọng tâm chung.
Sao chổi là loại “hành tinh” chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo rất dẹt. Các hành tinh và sao chổi có nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiệt độ các sao rất nhiều.
Sao chổi Halley
Khi sao chổi tiến gần Mặt Trời, các phần tử hơi nước bị “thổi” ra tạo thành cái đuôi phản xạ ánh sáng mặt trời rất đẹp.
Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.
Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau.
Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là Thiên Hà.
Thiên Hà của chúng ta có tên là Milky Way hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Ngân Hà. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa chứa vài trăm tỉ ngôi sao, trong đó có Mặt Trời.
Dải Ngân Hà quan sát từ Trái Đất
Hình ảnh Ngân Hà
Vị trí của Trái Đất trong Ngân Hà
Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm.
Hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ của Ngân Hà, nằm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ \(\dfrac{2}{3}\) bán kính của nó.