I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước
1. Dùng bình chia độ
Mô tả cách đo thể tích hòn đá ở hình trên:
- Đổ nước vào bình chia độ, thể tích nước V1 = 150 cm3
- Thả vật chìm hẳn trong nước bình chia độ, ta có thể tích nước + đá V2 = 200 cm3
- Thể tích hòn đá V = V2 - V1 = 200 - 150 = 50 cm3
Nhận xét: Muốn tính thể tích vật rắn không thấm nước và bỏ lọt bình chia độ, ta làm theo các bước sau:
- Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là V1
- Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích nước + vật là V2
- Thể tích vật V = V2 - V1
2. Dùng bình tràn
Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ ta phải làm gì để đo thể tích của nó?
Mô tả cách làm ở hình trên:
- Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa
- Thả hòn đá chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa
- Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ
- Thể tích hòn đá V = Vnước bình chia độ = 80 cm3
Nhận xét: Muốn đo thể tích vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ ta dùng bình tràn và thực hiện như sau:
- Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa
- Thả vật chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa
- Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ
- Thể tích vật V = Vnước bình chia độ
3. Rút ra kết luận
@2335366@
II. Vận dụng
@2335455@@2335529@
Phiên bản này được đóng góp bởi Trần Nguyên Đức và chỉnh sửa bởi Hoc24.