Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácNước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau:
- Khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên)
- Khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..)
- Phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,..).
- Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.
- Việt Nam có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn trên thế giới như bô-xit, đất hiếm, titan.
- Sự hình thành và phân bố khoáng sản gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của tự nhiên.
- Tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.
- Phân bố tập trung ở một số khu vực như: dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa, than đá tập trung ở vùng Đông Bắc, than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng, titan ở vùng Duyên hải miền Trung, bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,…
- Tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế – xã hội của đất nước
+ Là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp
+ Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
+ Cung cấp nhiên liệu cho sản xuất
+ Phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của người dân
+ ...
- Một số loại chưa được khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản là vấn đề rất quan trọng.
Để sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, nước ta cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.
- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản
- Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
- Áp dụng các biện pháp về công nghệ như: sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến khoáng sản
- Tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,..).