BÀI 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Biến dạng của lò xo

Thí nghiệm: Xác định độ dãn của lò xo

 

 

Dụng cụ

  • Lò xo xoắn
  • Giá thí nghiệm
  • Thước đo chiều dài
  • Các quả nặng 50 g

Tiến hành thí nghiệm:

  • Treo lò xo theo phương thẳng đứng và giá thí nghiệm. Đo chiều dài lò xo
  • Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Đo chiều dài lò xo khi đó
  • Lần lượt treo hai, ba quả nặng và đo chiều dài của lò xo

Hoàn thành bảng kết quả dưới đây.

@1904172@

Kết luận: Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

2. Thực hành đo lực bằng lực kế

Tìm hiểu về lực kế

Một lực kế lò xo đơn giản gồm các phần:

  • Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ
  • Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn vào một kim chỉ thị
  • Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ

Các bước đo lực bằng lực kế

  • Ước lượng giá trị cần đo để chọn lực kế phù hợp
  • Hiệu chỉnh lực kế
  • Cho lực cần đo tác dụng vào đầu gắn móc của lò xo lực kế
  • Cầm lực kế dọc theo phương lực cần đo
  • Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị
@1904271@

❗ Có thể em chưa biết

  • Lò xo thường được làm bằng thép, đồng thau do hai chất này đàn hồi tốt. Nhôm, chì,… đàn hồi kém nên không được dùng làm lò xo.
  • Trên lực kế và cân lò xo người ta thường ghi giá trị lớn nhất mà các dụng cụ này có thể đo được. Nếu dùng các dụng cụ này để đo những giá trị lớn hơn GHĐ thì chúng có thể bị hỏng. Lí do là khi lò xo bị giãn quá nhiều thì nó không thể lấy lại được hình dạng ban đầu, nghĩa là đã mất tính đàn hồi. Trong kĩ thuật, người ta dùng thuật ngữ “lò xo bị mỏi” để chỉ tình huống này.