Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người
- Giúp nền nông nghiệp vừa đa dạng, vừa chuyên canh có hiệu quả.
- Đất Feralit (65% S đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. Có giá trị với việc trồng rừng và cây công nghiệp...
Đất feralit trên nền đá vôi.
Đất feralit trên nền đá đỏ Bazan.
- Đất mùn núi cao (11% S đất tự nhiên) chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
Đất mùn núi cao.
- Đất bồi tụ phù sa sông biển (24% S đất tự nhiên), tập trung ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa.
Đất phù sa
- Nhóm đất phù sa chia thành nhiều loại và phân bố nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ,...
- Đất là tài nguyên quý giá, việc sử dụng đất đai nước ta vốn còn nhiều vấn đề chưa hợp lí
- Phải sử dụng đất hợp lý và có biện pháp bảo vệ đất
+ Miền đồi núi: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu.
Trồng rừng ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất.
+ Miền đồng bằng ven biển: cải tạo các loại đất mặn, phèn (thau chua, rửa mặn...)
Cải tạo đất nhiễm phèn nhiễm mặn.
- Nhà nước ta đã ban hành Luật đất đai để bảo vệ và sử dụng đất ngày càng tốt hơn.
Nước ta có ba nhóm đất chính. Nhóm đất feralit miền đồi núi thấp và nhóm đất mùn núi cao chiếm 76% diện tích đất tự nhiên, phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, thường được trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm. Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên: đất tại xốp và giữ nước tốt, được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.
Đất đai là tài nguyên quý giả. Cần phải sử dụng đất hợp II, chống xói món, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đối núi và cải tạo các loại đất chua, mạn, phần ở miền đồng bằng ven biển.