Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Công nghiệp năng lượng

1. Vai trò

Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiệ đại phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố

a. Khai thác than

- Vai trò:

      + Là nguồn năng lượng truyền thống cơ bản

      + Là nhiên liệu cho công nghiệp nặng, luyện kim

      + Là nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất

- Trữ lượng:

      + Ước tính khoảng 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.

      + Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm

- Phân bố:

      + Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, LB Nga…

Bản đồ phân bố than trên thế giới.

b. Khai thác dầu

- Vai trò:

      + Nhiên liệu quan trọng “ vàng đen ”.

      + Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.

- Trữ lượng:

      + Ước tính khoảng 400 – 500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn.

      + Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/ năm.

- Phân bố

      + Nước khai thác nhiều là những nước đang phát triển thuộc  khu vực Tây Á và Tây Nam Á, Bắc Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á.

Trữ lượng và sản lượng dầu mỏ trên thế giới giai đoạn 2000 - 2003.

c. Công nghiệp điện lực

- Vai trò: Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao đời sống văn minh.

- Cơ cấu: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tuabin khí….

- Sản lượng: Ước tính khoảng 15.000 tỉ KWh

- Phân bố :Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU…

Phân bố sản lượng điện năng thế giới, giai đoạn 2000 - 2003.

@11812@@11813@@11886@

II. Công nghiệp luyện kim (Học sinh đọc và tham khảo thêm)

1. Luyện kim đen

- Vai trò:

      + Là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng.

      + Là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. 

- Đặc điểm:

     + Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dung như quặng sắt, than cốc và đá vôi.

      + Quy trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp.

      + Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỉ XIX.

- Phân bố ở các nước phát triển: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu,...

Khai thác quặng sắt và sản lượng thép trên thế giới, giai đoạn 2000 - 2003.

2. Luyện kim màu

- Vai trò: Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kT thuật điện, điện tử...

- Đặc điểm: Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại không có chất sắt như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm, vàng... 

- Tình hình phát triển và phân bố:

 

Các nước có nhiều quặng kim loại màu

Sản lượng và các nước sản xuất kim loại màu

Rôxit

Ô-xtrây-li-a, Ghi-nê, Gia-mai-ca. Bra-xin...

-    Sản lượng khoáng 25 triệu tấn nhôm/năm

-    Các nước đứng đầu : Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrâỵ-li-a

Đổng

Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin. Công-gô (Dai-a)

-    Sản lượna khoảng 15 triệu tấn/năm

-    Chi-lê, Hoa Ki, Ca-na-đa. LB Nga, Trung Quốc...

Niken

LB Nga, Ca-na-đa, ô-xtrây-li-a, Cu-ba...

-    Sản lượng khoáng 1.1 triệu tấn/năm

-    LB Nga, Ca-na-đa. ỡ-xtrây-li-a...

Kẽm

Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a. Hoa Ki, Ấn Độ, Pê-ru, LB Nga...

-    Sản lượng khoàna 7 triệu tấn/năm

-   Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Pê-ru, Trung Quốc, Hoa Kì.

Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiệ đại phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Luyện kim là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại.