Đây là phiên bản do Lê Trang
đóng góp và sửa đổi vào 11 tháng 4 2021 lúc 14:15. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 31. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
- Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố với diện tích 23.550 km2.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Gần các vùng có nguyên liệu dồi dào.
- Gần đường hàng hải quốc tế, đầu mối các loại hình giao thông vận tải.
- Ý nghĩa:
+ Tạo mối liên hệ kinh tế với các vùng lân cận.
+ Phát triển kinh tế biển.
+ Tạo mối liên hệ kinh tế với các nước trên thế giới, thu hút các nhà đầu tư.
- Địa hình bán bình nguyên, bề mặt tương đối bằng phẳng
-> Mặt bằng xây dựng và canh tác tốt.
- Khí hậu cận xích đạo
-> Cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm.
- Có diện tích đất ba dan, đất xám lớn
-> Chuyên canh các loại cây công nghiệp (Nhiều nhất là cao su)
- Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
-> Thuỷ lợi, thuỷ điện
- Tài nguyên biển đa dạng, dầu khí, hải sản, cảng biển
* Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. Việc bảo vệ môi trường đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
- Số dân khoảng 16,1 triệu người (2015)
- Đây là vùng đông dân, người dân năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường
- Trình độ dân trí, chất lượng lao động cao
- Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo,…Những di tích này có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.