Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Máu

1. Thành phần của máu

Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu

2. Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng), đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể.

- Một số cách tiêu diệt mầm bệnh: thực bào, tạo ổ viêm, sinh kháng thể.

Diễn biến quá trình thực bào

- Kháng nguyên là các chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng. 

- Kháng thể là chất do bạch cầu tiết ra, có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên.

Liên kết đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể

- Tiêm vaccine chứa kháng nguyên giúp kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể và "ghi nhớ" kháng nguyên đó. Nếu bị mầm bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh.

3. Nhóm máu và truyền máu

- Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người.

- Hiện phát hiện có khoảng trên 30 hệ nhóm máu.

Các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO

- Khi truyền máu không phù hợp có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu.

Hiện tượng phá hủy hồng cầu

- Nếu đảm bảo được hồng cầu của máu truyền không bị phá hủy trong người nhận thì có thể truyền khác nhóm máu với lượng nhỏ (khoảng 250 ml).

 

​@6905658@

 

II. Hệ tuần hoàn

loading...
Hệ tuần hoàn ở người
(màu đỏ thể hiện máu giàu O2, màu xanh thể hiện máu nghèo O2

 

​@6905717@

 

III. Phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn

- Một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn: thiếu hồng cầu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch... Ngoài ra còn các bệnh truyền nhiễm qua đường máu như sốt xuất huyết, sốt rét,...

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh qua đường máu như muỗi vằn...

 

​@6905791@