Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Cộng hòa Nam Phi là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi. GDP đạt 335,4 tỉ USD (năm 2020).
- Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 2005, sau đó có xu hướng giảm.
- Cộng hòa Nam Phi tiến hành công nghiệp hoá sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Tình hình phát triển chung
- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020).
- Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, các ngành chủ yếu là: khai khoáng, điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp thực phẩm,...
- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp-tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban…
Một số ngành tiêu biểu:
- Công nghiệp khai thác khoáng sản:
+ Là ngành nổi bật, đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
+ Đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP, là quốc gia có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao,...
+ Các loại khoáng sản được khai thác nhiều là: quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá...
- Công nghiệp hóa chất:
+ Cộng hòa Nam Phi có ngành công nghiệp hóa chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm.
+ Các lĩnh vực mũi nhọn của ngành này là: chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng và hoá dầu.
- Công nghiệp chế tạo máy:
+ Sản xuất ô tô là một ngành quan trọng, chiếm khoảng 10 % sản lượng xuất khẩu của hàng công nghiệp chế biến.
+ Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này.
- Công nghiệp điện tử tin học:
+ Phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động.
+ Các lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử; giá trị sản xuất chiếm hơn 7% GDP (năm 2020).
- Công nghiệp luyện kim:
+ Cộng hòa Nam Phi là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 trên thế giới
+ Với nguồn khoáng sản phong phú, ngành luyện kim chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.
- Công nghiệp thực phẩm:
+ Là ngành sử dụng nhiều lao động nhất của đất nước và đóng góp lớn thứ ba vào GDP (sau hóa chất và luyện kim).
+ Các sản phẩm đa dạng: thuỷ hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo....
- Là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là: ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả (xuất khẩu cam, quýt năm 2020 đứng thứ hai thế giới).
- Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
- Ngành trồng trọt:
+ Chiếm hơn 60% diện tích đất canh tác, đóng góp hơn 30 % vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
+ Ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu, cung cấp lương thực, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Ngô được trồng tập trung ở các trang trại lớn, cơ giới hoá cao.
+ Hoạt động trồng trọt tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển và vùng đồi thấp.
- Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Ngành này sử dụng trên 21% lao động trong nông nghiệp (năm 2020).
+ Các vật nuôi chính là cừu, bò sữa, lợn và gia cầm (gà, đà điểu,...).
+ Hoạt động chăn nuôi phân bố rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu ở cao nguyên trung tâm.
- Lâm nghiệp
+ Là ngành có ý nghĩa quan trọng trong tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu,...
+ Hằng năm, Cộng hòa Nam Phi xuất khẩu khoảng trên 10 triệu tấn bột gỗ, khoảng trên 5 triệu m3 gỗ tròn hoặc gỗ xẻ, trên 500 ngàn tấn gỗ hầm mỏ.
- Thuỷ sản:
+ Ngành đánh bắt hải sản được chú trọng phát triển. Sản lượng hằng năm đạt từ 500 nghìn tấn đến hơn 700 nghìn tấn, trong đó có nhiều loài có giá trị cao như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá bạc, cá hồi, mực, tôm hùm,... Khoảng 80 % sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu.
+ Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ (khoảng 9,7 nghìn tấn, năm 2020) nhưng có xu hướng tăng lên.
Tình hình phát triển chung
- Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6 % GDP (năm 2020).
- Cơ cấu ngành đa dạng.
Một số ngành tiêu biểu
- Giao thông vận tải:
+ Hệ thống giao thông đường ô tô đứng đầu châu Phi.
+ Có trên 360 nghìn km đường ô tô (năm 2020), mạng lưới đường sắt rất phát triển.
+ Đường biển phát triển mạnh, có 18 cảng biển. Các cảng lớn là: Kếp-tao, Đuốc-ban,...
+ Đường hàng không được chú trọng phát triển, các sân bay quốc tế nằm ở các thành phố Giô-han-ne-xbua, Kếp-tao, Prê-tô-ri-a,…
- Bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, chiếm hơn 7 % GDP (năm 2020). Quốc gia này có mức độ kết nối internet cao hàng đầu ở châu Phi.
- Du lịch
+ Là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, thu hút nhiều lao động trực tiếp. Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ hai ở châu Phi (sau Ma-rốc).
+ Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống, Cộng hòa Nam Phi chú trọng phát triển du lịch đô thị và văn hóa.
+ Các trung tâm du lịch lớn nhất là: Kếp-tao, Giô-han-ne-xbua, Đuốc-ban…
- Thương mại:
+ Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản; các sản phẩm nông nghiệp và len làm từ lông cừu…. Mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, hóa chất, dược phẩm…
+ Các đối tác thương mại chính là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Anh, Cộng hòa Liên bang Đức,...
+ Nội thương phát triển do có thị trường nội địa lớn.
+ Hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại có mật độ cao và hoạt động nhộn nhịp tại các thành phố lớn.
+ Hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ tập trung nhiều ở các vùng nông thôn.
- Tài chính ngân hàng:
+ Cộng hòa Nam Phi là nơi có các ngân hàng lớn nhất châu Phi.
+ Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn là: Giô-han-ne-xbua, Kếp-tao, Prê-tô-ri-a…
+ Đứng vào hàng đầu châu Phi về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.