Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 gp

BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU

1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu

- Để dễ dàng quản lý, tăng hiệu quả xử lý dữ liệu nên các NNLT thường phân phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: như chữ, số nguyên, số thập phân…

- Một số kiểu dữ liệu thường dùng:

  • Xâu kí tự (hay kiểu xâu): "Chao cac ban", "hoc truc tuyen cung hoc 24"
  • Số nguyên: số lượng học sinh trong mỗi lớp, ...
  • Số thực: Ví dụ dữ liệu là điểm trung bình môn Toán của A: 9,5

2. Các phép toán với kiểu dữ liệu số

- Trong mọi ngôn ngữ lập trình ta đều có thể thực hiện các phép toán số học cộng, trừ, nhân, chia với các số nguyên, số thực.

- Kí hiệu các phép toán số học trong ngôn ngữ Pascal: 

   Kí hiệu   

   Tên phép toán

   Kiểu dữ liệu

+

cộng

   số nguyên, số thực   

-

trừ

   số nguyên, số thực   

*

nhân

   số nguyên, số thực   

/

chia

   số nguyên, số thực   

div

   chia lấy phần nguyên    

   số nguyên   

mod

   chia lấy phần dư

   số nguyên   

- Ví dụ 1:

  • \(b + c. d – e .f\)\(a*b+c*d-e*f\)
  • \(15+5.\frac{a}{2}\)  → \(15+5*a/2\)
  • \(\frac{x+5}{a+3}-\frac{y}{b+5}.\left(x+2\right)^2\) → \((x+5)/(a+3)-y/(b+5)*(x+2)*(x+2)\)

3. Các phép so sánh

- Kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

   Kí hiệu   

Phép so sánh

   Kí hiệu toán học   

=

Bằng

=

<> 

Khác

\(\ne\)

< 

Nhỏ hơn

< 

<=

   Nhỏ hơn hoặc bằng   

\(\le\)

> 

Lớn hơn

> 

>=

   Lớn hơn hoặc bằng   

\(\ge\)

4. Giao tiếp giữa người – máy tính

- Những lệnh cho phép giao tiếp giữa người và máy tính là:

  • Thông báo kết quả tính toán.
  • Nhập dữ liệu
  • Tạm ngừng chương trình
  • Tạm ngừng trong khoảng thời gian nhất định.
  • Tạm ngừng cho đến khi người sử dụng nhấn phím.
  • Hiển thị hộp thoại

Khách