Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácSau chiến tranh thế giới thứ 2, khu vực Đông Bắc Á có nhiều chuyển biến quan trọng:
- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi tạo điều kiện để nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
- Bán đảo Triều tiên sau năm 1945 bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Với sự thành lập của nước Đại Hàn dân quốc (8/1948) và nước Cộng hòa nhân dân Triều Tiên (9/ 1948). Và quan hệ giữa 2 nước vô cùng căng thẳng.
- Từ năm 2000, đã có những cải thiện bước đầu theo chiều hướng tích cực, hòa hợp dân tộc.
- Trong nửa sau những năm thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được những thành tựu về sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Đặc biệt là những thành tựu to lớn của Trung Quốc, Nhật Bản cuối những năm 70.
a. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa
* Từ 1946 – 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản:
- Ngày 20/07/1946, Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.
- Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc, Đảng Cộng sản giành thắng lợi.
=> Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.
b. Ý nghĩa
- Chấm dứt hơn 100 năm sự thống trị của chủ nghĩa Đế quốc và tàn dư của chế độ phong kiến.
- Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
- Góp phần mở rộng lực lượng Xã hội chủ nghĩa trên thế giới, có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- 1949 -1959: Mười năm đầu xây dựng chế độ mới đạt được nhiều thành tựu.
- 1959 - 1978: Trung Quốc rơi vào tình trạng bất ổn.
- 1978 - 2000: Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách - mở cửa.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Từ năm 1959 - 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Tháng 12/1978, Đặng Tiểu Bình đề ra đường lối đổi mới được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua, mở đầu cho công cuộc cải cách - mở cửa. Đường lối này được nâng lên thành "Đường lối chung" qua Đại hội XII (09/1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10/1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc
b. Nội dung đường lối đổi mới
- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- Tiến hành cải cách và mở cửa.
- Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
- Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản:
+ Kiên trì con đường XHCN.
+ Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Kiên trì nền chuyên chính dân chủ nhân dân.
+ Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.
c. Thành tựu của công cuộc đổi mới.
* Về kinh tế
- Phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Sau 20 năm kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao (GDP tăng 8%/năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
* Khoa học – kỹ thuật: đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003 phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian.
* Về đối ngoại
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
=> Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc , nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan.
e. Đánh Giá
- Thể hiện đúng đắn đường lối mở cửa của Trung Quốc.
- Tăng cường sức mạnh vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
- Là bài học quý cho các nước đang trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước, trong đó có Việt Nam.
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách đã đưa Trung Quốc thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và bước sang giai đoạn mới, là tiền đề cho sự phát triển của một Trung Quốc năng động và đầy tiềm năng.