Nội dung lý thuyết
Các phiên bản kháca. Tình hình Nê-đéc-lan trước cách mạng
- Đầu thế kỷ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu Âu:
+ Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại lớn như U-trếch, Am-xtéc-đam.
+ Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
- Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế.
- Tư tưởng tôn giáo của Can-vanh phát triển.
- Vương quốc Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát và vơ vét của cải của nhân dân Nê-đéc-lan, đồng thời đàn áp những người theo tôn giáo.
- Tháng 8/1566, nhân dân miền bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi. Tháng 8/1567, Tây Ban Nha đưa quân sang đàn áp khởi nghĩa nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.
- Tháng 4/1572 quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Ngày 4/11/1576, quân đội Tây Ban Nha tấn công giết chết 8000 người, phá hủy một trung tâm thương mại.
- Ngày 23/1/1579, Hội nghị U-trếch gồm đại biểu các tỉnh miền Bắc họp tuyên bố thành lập “Các tỉnh liên hiệp”. Năm 1648, Tây Ban Nha chính thức công nhận nền độc lập của “Các tỉnh liên hiệp”.
c. Ý nghĩa
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.
- Mở ra thời đại mới – bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.
- Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị.
d. Tính chất
- Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng.
- Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Anh phát triển nhất Châu Âu.
+ Có nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm sứ, len dạ,…
+ Ngoại thương phát triển, đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn của giai cấp tư sản .
+ Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
- Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp làm cho nông thôn Anh bị phân hóa mạnh mẽ.
- Nông nghiệp phong kiến chuyển dần thành nông nghiệp tư bản chủ nghĩa thông qua bạo lực tàn khốc đối với nông dân do phải gánh chịu hậu quả của quá trình "rào đất cướp ruộng ".
* Xã hội:
- Do sản xuất len dạ phát triển, từ đó dẫn tới phong trào “rào đất cướp ruộng”, quý tộc mới ra đời, họ giàu lên nhanh chóng.
- Trên con đường kinh doanh và làm giàu của quý tộc mới đã vấp phải sự cản trở của chế độ phong kiến (quý tộc và giáo hội).
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc.
* Chính trị .
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
+ Năm 1640, vua Sác–lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt và Sác-lơ I chuẩn bị lực lương chống đối cách mạng.
+ Ngày 22/8/1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.
+ Từ 1642-1648, xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân và nhà vua với sự hỗ trợ của phong kiến và Giáo hội Anh, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Khi Ô-li-vơ Crôm-oem lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội thì liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua.
* Giai đoạn 2 (1649-1688)
+ Năm 1658, Crôm-oem qua đời, nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định.
+ Năm 1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem O-ran-gio lên làm vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
- Cách mạng tư sản Anh là sự kiện quan trong của lịch sử thế giới, đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Anh phát triển .
- Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản ở Anh cũng như ở Châu Âu.
- Cách mạng tư sản Anh còn nhiều hạn chế:
+ Là một cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn duy trì ngôi vua.
+ Cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân
Giang Em-m đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 4 2021 lúc 20:16) | 1 lượt thích | |
Ngố ngây ngô đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 4 2021 lúc 12:06) | 0 lượt thích |