Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

II. Sự ngưng tụ

1. Hiện tượng

Khi đựng nước đá, nước lạnh trong ly hoặc chai, ta thấy những giọt nước li ti đọng ở bên ngoài. Đây chính là hơi nước ngưng tụ lại.

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng của một chất được gọi là sự ngưng tụ.

ngưng tụ

Sơ đồ dưới đây tóm tắt các quá trình chuyển thể của chất mà ta đã học.

sự chuyển thể của chất

@2356041@

2. Thí nghiệm kiểm tra

Trong không khí có hơi nước. Bằng cách giảm nhiệt độ của không khí, ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này.

Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh đựng nước (có thể pha nước màu để dễ quan sát hơn), 2 nhiệt kế, đá đập nhỏ.

Tiến hành: Đổ nước tới đầy 2/3 mỗi cốc. Đặt nhiệt kế vào đo nhiệt độ của mỗi cốc. Thêm đá vào một cốc và quan sát hiện tượng.

 

@2356115@@2356170@

Vậy, khi nhiệt độ giảm, sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí xảy ra dễ dàng hơn và ta sẽ dễ quan sát được hiện tượng này hơn.

 

3. Vận dụng

Vào buổi sáng sớm, ta hay thấy các giọt sương đọng trên lá, đó là do buổi đêm không khí lạnh, hơi nước bị ngưng tụ lại. Khi trời nắng lên, các giọt sương này lại biến mất, đó là do nhiệt độ tăng làm nước lại bay hơi.

Khi nấu thức ăn trong nồi, nếu dùng vung thủy tinh trong suốt thì ta sẽ thấy các giọt nước ngưng tụ lại làm vung bị mờ đi. Tuy nhiên khi nhấc vung ra rồi để một lúc, vung lại trong suốt trở lại. Đó cũng là do hiện tượng bay hơi và ngưng tụ.


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (28 tháng 8 2021 lúc 9:13) 0 lượt thích