Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
I. Khái niệm và công dụng
1. Khái niệm :
Động cơ có tốc độ quay của rôto (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường \(\left(n_1\right)\)
2. Công dụng :
Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực : Công nghiệp, nông nghiệp, đời sống .... (Động cơ rô to lồng sóc)
II. Cấu tạo :
1. Stato (phần tĩnh)
a. Lõi thép
Gồm các lá thép KTĐ ghép lại thành hình trụ mặt trong có phay rảnh
b. Dây quấn :
Làm bằng đồng, gồm ba dây quấn AX, BY, CZ đặt trong rãnh stato theo quy luật. Sáu đầu dây đưa ra hộp đấu dây.
2. Roto (phần quay)
a. Lõi thép
b. Dây quấn :
- Dây quấn kiểu roto lồng sóc
- Dây quấn kiểu roto dây quấn
III. Nguyên lí làm việc
- Khi cho dòng điện ba pha vào dây quấn stato -> từ trường quay. Từ trường quét qua dây quấn kín mạch roto làm xuất hiên sđđ và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng cảm ứng -> mô men quay -> rôt quay theo chiều của từ trường với tốc độ \(n< n_1\)
- Tốc độ quay từ trường : \(n_1=\frac{60f}{P}\left(vp\right)\)
- Hệ số trượt tốc độ : \(S=\frac{n_1}{n_2}=\frac{n_1-n}{n_1}\)
IV. Cách đấu dây :
- Tùy thuộc vào điện áp và cấu tạo của động cơ để chọn cách đấu dây cho phù hợp
Ví dụ : Động cơ kí hiệu : \(\frac{Y}{\Delta}-\frac{380}{220}v\)
- Khi điện áp \(U_d=220v\rightarrow\) động cơ đấu \(\Delta\)
- Khi điện áp \(U_d=380v\rightarrow\) động cơ đấu Y
- Đổi chiều quay động cơ, thì đảo 2 pha bất kì cho nhau