Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 26: Chi tiêu trong gia đình
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần cho các thành viên trong gia đình từ các nguồn thu nhập của họ.
Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào quy mô gia đình , tổng thu nhập của từng gia đình , nó gồm các khoản chi như :
Chi cho ăn uống, may mặc, ở
Chi cho nhu cầu đi lại
Chi cho bảo vệ sức khỏe.
Nhu cầu về văn hóa tinh thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh…
a. Chi cho học tập
Tiền học tập của con cái, tiền học tập nâng cao của bố mẹ, tiền dụng cụ, phương tiện học tập…
b. Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí
Chi cho nhu cầu đi nghỉ mát ở biển, đi chơi công viên vào ngày lễ, đi xem biểu diễn văn nghệ, về quê thăm ông bà,…..
c. Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
Chi cho hội họp, thăm viếng, sinh nhật, đám tiệc,….
Kết luận:
Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu về văn hóa tinh thần, song qua nhu cầu về văn hóa tinh thần càng cho thấy rõ hơn về sự chi tiêu khác nhau giữa các gia đình.
Ví dụ:
Cùng trong 1 lớp ta thấy gia đình của mỗi em lại có sự chi tiêu khác nhau và giữa thành thị, nông thôn cũng có sự khác nhau. Đó là do điều kiện sống, điều kiện làm việc, nhận thức xã hội, điều kiện tự nhiên khác nhau…
Thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố chủ yếu bằng tiền, còn các hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu bằng sản phẩm mà họ sản xuất ra.
Sự khác nhau về hình thức thu nhập sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình.
Hộ gia đình | Nông thôn | Thành phố | ||
---|---|---|---|---|
Nhu cầu | Tự cấp | Mua | Tự cấp | Mua |
Ăn uống | x | x | ||
May mặc | x | x | ||
Ở | x | x | x | |
Đi lại | x | x | ||
Bảo vệ sức khỏe | x | x | ||
Học tập | x | x | ||
Nghỉ ngơi, giải trí | x | x |
Nhận xét:
Chi tiêu của các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn so với nông thôn.
Mức chi tiêu cho các nhu cầu tùy thuộc khả năng thu nhập từng gia đình
Chi tiêu hợp lý là phải thoả mãn các nhu cầu thiết yếu gia đình và phải có phần tích lũy. (mức độ thoả mãn có thể tăng dần theo mức độ và khả năng thu nhập)
Dành cho nhu cầu đột xuất: (ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi…)
Chuẩn bị cho các chi tiêu lớn (mua sắm vật dụng đắt tiền, xây nhà cửa, phát triển kinh tế gia đình...)
Dù ở nông thôn hay thành phố , múc chi tiêu của mỗi gia đình đều phải cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy.
Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ, ta phải biết cách cân đối thu, chi mà trước hết là phải biết chi tiêu một cách hợp lý.
a. Chi tiêu theo kế hoạch:
Chi tiêu theo kế hoạch là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối được với khả năng thu nhập
b. Tích lũy (tiết kiệm)
Môi cá nhân và gia đình đều phải có tích lũy.
Có tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.
Tích lũy giúp ta có khản tiền chi cho những việc đọt xuất, mua sắm hoặc phát triển kinh tế gia đình
Để có tích lũy, phải:
Tiết kiệm chi tiêu
Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Chi tiêu trong gia đình là gì ?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng như cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ .
Bạn hãy kể các khoản chi tiêu của gia đình ?
Chi tiêu các nhu cầu vật chất : như ăn,mặc ,ở ,đi lại
Chi tiêu cho các nhu cầu văn hoá tinh thần : học tập ,giao tiếp ,giải trí, tham quan
Chi tiêu cho các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn so với nông thôn.
Mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không ?
Chi tiêu của các hộ gia đình trong thành phố lớn hơn so với ở nông thôn
Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình ?
Phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chi tiêu
Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết
Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập
Sau khi học xong bài Chi tiêu trong gia đình, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? Các khoảng chi tiêu và sự khác nhau về mức chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam.
Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình
Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu