Bài 22: Dự án học tập: Thiết kế sản phẩm đơn giản

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. GIỚI THIỆU

Công nghệ 10, thiết kế sản phẩm đơn giản
Thiết kế sản phẩm đơn giản

Nước ngọt là tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với con người. Theo thời gian, nước ngọt ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm. Dự báo, trong tương lai, nhiều vùng trên Trái Đất sẽ thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Để có nước ngọt, nhiều nơi trong cả nước đã phải sử dụng nước ao, hồ hoặc nước giếng khoan. Tuy nhiên, các loại nguồn nước đó chưa phải là nước sạch, chưa được phép sử dụng trực tiếp để phục vụ sinh hoạt. Việc biến các nguồn nước khác nhau thành nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt trở thành một vấn đề rất được quan tâm trong cuộc sống.

II. NHIỆM VỤ

Vận dụng những kiến thức đã học về thiết kế kĩ thuật, hãy thiết kế một sản phẩm đơn giản đề giúp lọc được nước suối, nước giếng khoan, nước sông hồ thành nước sinh hoạt.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Nội dung tiến trình:

1. Nghiên cứu, tìm hiểu về các loại nguồn nước, các phương pháp, thiết bị lọc nước đã có trên thị trường, các chỉ số giới hạn cho phép của nước sinh hoạt.

2. Đề xuất các tiêu chí của sản phẩm lọc nước đơn giản từ nước ao, hồ, giếng khoan thành nước sinh hoạt như kích thước, vật liệu, công suất lọc, tiêu chuẩn chất lượng,...

3. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp lọc nước; hoàn thiện giải pháp cho sản phẩm lọc nước.

4. Tạo sản phẩm mẫu dựa trên giải pháp sản phẩm lọc nước đã lựa chọn.

5. Thử nghiệm sản phẩm lọc nước mẫu, đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí đặt ra ban đầu của sản phẩm.

6. Hoàn thiện sản phẩm.

7. Báo cáo và giới thiệu về sản phẩm thiết kế.

IV. ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung đánh giá

* Quá trình thực hiện dự án:

- Kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án.

- Sự hài hoà giữa nhiệm vụ cá nhân và quá trình hợp tác.

- Tính chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên.

- Sự tiến bộ của học sinh trong quá trình thực hiện dự án.

* Sản phẩm thiết kế:

- Mức độ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

- Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp.

- Độ bền và sự chắc chắn của sản phẩm.

- Tính kinh tế của sản phẩm.

- Tính thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế.

2. Hình thức và công cụ đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Các nhóm đánh giá chéo.

- Giáo viên và chuyên gia đánh giá.

- Đánh giá qua bảng Rubric, bình luận, lấy ý kiến khán giả trực tiếp hoặc sử dụng các phần mềm công nghệ.

V. THÔNG TIN BỔ TRỢ (SGK)