Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

1. Chất thải chăn nuôi

- Chất thải chăn nuôi bao gồm:

+ Chất thải của vật nuôi.

+ Thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn.

+ Chất thải thú y, độn lót chuồng nuôi,...

- Chất thải này gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Anhdung9.jpg
Môi trường bị ô nhiễm

2. Xác vật nuôi

Việc xử lí và tiêu huỷ đúng quy định xác vật nuôi chết là cần thiết trong chăn nuôi để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

- Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

- Chất thải và xác vật nuôi có chứa vi sinh vật gây hại, làm:

+ Giảm sức đề kháng của vật nuôi.

+ Tăng nguy cơ mắc bệnh và phát tán dịch bệnh.

+ Giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Chất thải chăn nuôi có chứa ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác.

=> Gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

1. Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt

- Quy hoạch khu vực chăn nuôi xa khu dân cư và đường giao thông chính, có tường bao, hàng rào ngăn cách.

- Chuồng nuôi cần xây dựng cách xa nhà ở của con người và đảm bảo các yêu cầu chung.

- Hệ thống thu gom, xử lí chất thải cần đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và khu vực xử lí chất thải cần cách biệt.

2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp

- Quy hoạch mật độ chăn nuôi để:

+ Tránh quá tải cho hệ sinh thái.

+ Mật độ càng giảm thì nguy cơ ô nhiễm môi trường càng thấp.

- Tính toán số lượng gia súc, gia cầm cho trang trại.

3. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi 

- Chú trọng việc áp dụng các mô hình chăn nuôi tiên tiến.

- Mỗi trang trại đều có hệ thống thu gom, phân loại, xử lí chất thải riêng biệt.

5-132123-2795.jpg
Ứng dụng công nghệ cao cho lợn ăn

- Đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.

4. Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại 

- Vệ sinh chuồng nuôi làm giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi.

- Cần thu gom và vận chuyển chất thải chăn nuôi ra khỏi chuồng trại thường xuyên.

- Định kì vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tẩy uế tổng thể chuồng trại bằng các loại hoá chất thích hợp.

5. Chuyển đổi phương thức chăn nuôi

- Áp dụng quy trình chăn nuôi hữu cơ: nuôi vật nuôi trong môi trường tự nhiên với thức ăn hữu cơ và tái sử dụng chất thải chăn nuôi.

- Áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến: áp dụng đồng bộ công nghệ cao nhằm:

+ Tối ưu hoá năng suất.

+ Giảm ô nhiễm môi trường.

+ Tăng đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Áp dụng chăn nuôi có đệm lót sinh học sử dụng vi sinh vật có lợi trong đệm lót sinh học để:

+ Giảm phát thải chất thải.

+ Khí thải gây ô nhiễm môi trường.

92.jpg
Mô hình chuồng nuôi lợn có đệm lót sinh học