Bài 20. Sinh vật và các đới tự nhiên. Rừng nhiệt đới

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

- Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú, đa dạng.

- Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau sẽ có sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,... ⇒ Đa dạng các loại sinh vật theo vĩ độ và độ sâu của đại dương.

a. Thực vật

- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân thực vật.

Rừng mưa ẩm nhiệt đới.

Rừng lá kim ôn đới.

- Trong yếu tố khí hậu, lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thực vật.

Ví dụ: Khu vực Xích đạo quanh năm có khí hậu nóng, ẩm, nên thuận lợi cho sự phát triển của rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng.

- Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật:

  + Thực vật chân núi là rừng lá rộng.

  + Thực vật sườn núi rừng lá hỗn hợp.

  + Thực vật sườn cao gần đỉnh là rừng lá kim.

Sự thay đổi các vành đai thực vật theo độ cao trên dãy núi An-pơ.

- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật. Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

@31910@@31908@

b. Động vật 

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển.

Sếu xám là loài chim di cư theo mùa.

- Một số loài thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa.

Gấu bắc cực ngủ đông.

Nhờ thích nghi cao với môi trường sống, động vật phân bố khắp các môi trường từ lục địa ở độ cao hơn 8000m đến độ sâu khoảng 11000m ở đáy đại dương. Theo thống kê, hiện có khoảng 1.5 triệu loài động vật đã được biết đến trên thế giới.

2. Các đới thiên nhiên trên thế giới

Tương ứng với 3 đới khi hậu là 3 đới thiên nhiên trên Trái Đất: đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh.

a. Đới nóng

- Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.

Rừng rậm xanh quanh năm.

- Là nơi có nhiệt độ cao. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa. Giới thực, động vật hết sức đa dạng phong phú.

Xavan, cây bụi.

- Có 4 kiểu môi trường: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

@1764832@@1764906@

b. Đới ôn hòa

- Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

      + Thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí hậu nóng ở chí tuyến hay khí hậu lạnh ở các vùng cực tràn về bất thường có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.

      Ví dụ: Ở phía đông của Hoa Kì, mỗi khi có đợt không khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10oC - 15oC trong vài giờ.

      + Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết đới ôn hoà luôn biến động, rất khó dự báo trước.

- Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa.

- Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Rừng lá rộng.

- Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét. Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Rừng lá kim.

- Ở vĩ độ cao: mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

@1764995@@1765047@

c. Đới lạnh

- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

- Khí hậu:

      + Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)

     + Nhiệt độ trung bình < -100C, có nơi -500C, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 100C, biên độ nhiệt lớn

      + Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi.

- Thực vật: Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí  hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

- Động vật: 

     + Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng,...

    + Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông.

     + Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh.

3. Rừng nhiệt đới

Sự phân bố rừng nhiệt đới:

    + Ở những nơi có nhiệt độ trung bình năm cao >21oC và lượng mưa trung bình năm lớn >1700mm.

     + Rừng nhiệt đới trải từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.

      + Rừng nhiệt đới có ở Nam Mĩ, ven biển Công-gô, In-đô-nê-xi-a,…

Đặc điểm của rừng nhiệt đới:

     + Rừng gồm nhiều tầng 3-5 tầng.

     + Rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo, tầm gửi, địa y bám trên thân cây. 

     + Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây,... nhiều loài chim ăn quả,...

Rừng mưa nhiệt đới.

Phân loại: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa

Rừng nhiệt đới gió mùa (Ành chụp vào mùa khô).

Đặc điểmRừng mưa nhiệt đớiRừng nhiệt đới gió mùa
Sinh thái

- Khí hậu: Hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm.

- Rừng rậm rạp, có 4-5 tầng.

- Khí hậu: Có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

- Cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Rừng thấp và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.

Phân bốLưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á.Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,…
@1764512@

1. Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. Với điều kiện môi trường sống khác nhau, đã tạo nên sự khác biệt, tính đa dạng của sinh vật trên Trái Đất.

2. Tương ứng với 3 đới khi hậu là 3 đới thiên nhiên trên Trái Đất: đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh.

3. Rừng nhiệt đới trải dài từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới, với đặc trưng khí hậu là nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa lớn. Rừng gồm nhiều tầng với hệ thống động thực vật phong phú.