Bài 20 : Khí hậu và cảnh quan trên trái đất

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

BÀI 20: KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT  

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Các đới khí hậu và một số kiểu khí hậu.

- Phân tích biểu đồ khí hậu và mối quan hệ của các yếu tố khí hậu với vị trí địa lí và địa hình.

- Một số gợi ý về bài thực hành:

+ Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một địa điểm trong một năm được xây dựng như sau: Cột trái thể hiện nhiệt độ, cột phải là lượng mưa; chỉ số 0 của nhiệt độ và lượng mưa đều xuất phát từ trục hoành và dùng chung các đường ngang song song với trục hoành, số liệu về lượng mưa lớn gâ'p đôi số liệu về nhiệt độ, ví dụ ở điểm cột nhiệt độ ghi 10°c thì cột lượng mưa ghi 20 mm. Nếu nhiệt độ là âm (dưới 0°C) thì kéo trục tung xuống phía dưới trục hoành để biểu diễn tiếp. Theo biểu đồ này, khu vực phía dưới đường nhiệt độ không có mưa hoặc lượng mưa ít biểu diễn thời kỳ khô hạn; khu vực trên đường nhiệt độ có mưa biểu diễn thời kỳ mưa, không khô hạn hoặc mưa nhiều, ẩm.

Khi phân tích các biểu đồ khí hậu cần nhận xét đường chỉ nhiệt độ, chỉ lượng mưa, tìm giá trị cao nhất, xác định trong thời gian nào, nhận xét sự phân bố trong năm, sự chênh lệch giữa các giá trị cực đại, cực tiểu.

  II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

 1. Dựa vào hình 20.1. SGK Địa lí 8 cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?

Trả lời:

Tên châu lục Các đới khí hậu
Châu Á - Hàn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo
Châu Âu - Hàn đới, ôn đới, cận nhiệt (địa trung hải)
Châu Phi - Cận nhiệt (địa trung hải), nhiệt đới, xích đạo
Châu Mĩ - Hàn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo
Châu Đại Dương - Ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới

2. Nêu đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Giải thích vì sao thủ dô Oenlintơn của Nitidilân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta.

Trả lời:

- Đặc điểm của ba đới khí hậu:

+ Nhiệt đới: có đặc điểm là nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

+ Ôn đới: khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến hoặc khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới gây ra các hiện tượng bất thường của khí hậu.

+ Hàn đới: khí hậu vô cùng lạnh lẽo, giới hạn nằm khoảng từ hai vòng cực về phía hai cực.

- Thủ đô Oenlintơn của Niudilân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ của nước ta vì: vị trí nằm ở 41°N, giữa Bắc và Nam bán cầu có mùa ngược nhau, do đó thời kì vào mùa xuân năm mới của Niudilân và cũng là mùa hạ của nước ta.

3. Quan sát hình sau, phân tích nhiệt độ và lượng mưa của bốn biểu đồ, cho biết các kiểu khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ (xem biểu đồ trong SGK)

Trả lời:  

- Biểu đồ a) :

+ Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ không nhiều giữa các tháng cao nhất (tháng 4, tháng 11) và thấp nhất (tháng 12 và 1).

+ Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12 và 1) và tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 khoảng 250mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. 

+ Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ rệt

- Biểu đồ b) :

+ Nhiệt độ trong năm ít thay đổi, khá nóng, nhiệt độ dao động trong khoảng gần 30°c.

+ Mưa quanh năm, mưa nhiều vào cầc tháng 4 và 10.

+ Đây là biểu đồ khí hậu xích đạo.

- Biểu đồ c):

+ Nhiệt độ chênh lệch khá lớn, tới gần 30°c, mùa đông nhiệt độ xuống tới -10°c vào tháng 12, 1. Mùa hạ nhiệt độ chỉ lên tới 16°c vào tháng 7.

+ Lượng mưa rải đều trong năm, mưa nhiều nhất tháng 6 đến tháng 9.

+ Đây là biểu đồ ôn đới lục địa.

- Biểu đồ d):

+ Nhiệt độ thấp nhất là 5°c vào tháng 1, 2; nhiệt độ cao khoảng 25°c vào các tháng 6, 7, 8; chênh lệch giữa hai mùa khoảng 15°c.

+ Lượng mưa phân bố đều trong năm, mưa nhiều vào những tháng mùa đông (tháng 10, 11, 12); mưa ít vào những tháng mùa hạ (tháng 6, 7, 8).

+ Đây là biểu đồ của kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

4. Quan sát hình 20.3 (SGK trang 71), nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất ?

Trả lời:

- Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau nên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

- Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn, nhiệt độ luôn cao làm cho vùng này có khí áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ \(30-35^0\)của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng Xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong. Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao này cũng chuyển động về các vĩ tuyến \(60^0\) của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp tạo nên gió tây ôn đới. Gió đông cực thổi từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ \(90^0\) bắc và nam về phía áp tháp ôn đới ( khoảng vĩ độ \(60^0\) bắc - nam). Do trái đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit)

5. Dựa vào hình 20.1 (SGK trang 70), 20.3 (SGK trang 71) và kiến thức đã học, giải thích sự xuất hiện của sa mạc Xa-ha-ra ?

Trả lời :

- Chí tuyến đi quan giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa

- Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á- Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa

- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sau vào đất liền

- Có dòng biển lạnh Ca-ra-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi

6. Quan sát hình 20.4, mô tả các cảnh quan trong ảnh. Các cảnh quan đó thuộc những đới khí hậu nào ?

Trả lời :

- Ảnh a : Đàn chó đang kéo xe trượt tuyết : cảnh hàn đới

- Ảnh b : Rừng lá kim : cảnh ở đới ôn hòa

- Ảnh c : Cây bao báp ở vùng rừng thưa, xavan : cảnh ở nhiệt đới

- Ảnh d : Rừng rậm nhiều tầng cây : cảnh ở nhiệt đới

- Ảnh đ : Đàn ngựa vằn trên đồng cỏ : cảnh ở nhiệt đới

7. Hãy vẽ lại sơ đồ hình 205 (GSK trang 73) và điền vào các ô trống tên các thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù hợp và đầy đủ ?

Trả lời :

8. Dựa vào sơ đồ đã được hoàn tất trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên ?

Trả lời :

Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác, dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Quan sát hình 20.1 (SGK trang 70), ghi vào vở :

- Tên các châu lục, các đại dương theo thứ tự I,II, III...X

- Tên các đảo lớn theo thứ tự 1, 2, 3,......11

- Tên các sông, hồ lớn theo thứ tự a, b, c..... v

Trả lời :

- Tên các châu lục, đại dương trên lược đồ được dùng các kí hiệu như sau :

  + I : Lục địa Bắc Mĩ

  + II : Lục địa Nam Mĩ

  + III: Châu Âu

  + IV : Châu Phi

  + V : Châu Á

  + VI : Châu Đại Dương

  + VII : Bắc Băng Dương

  + VIII : Đại Tây Dương

  + IX : Ấn Độ Dương

  + X : Thái Bình Dương

- Tên các đảo lớn :

1. Grơn - len

2. Ai-xơ-len

3. Anh, Ai-len

4. Cu ba

5. Xi-xin

6. Ma-đa-ga-xca

7. Hôn-su

8. Ca-li-man-ta

9. Xu-ma-tơ-ra

10. Niu Ghi-nê

11. Niu Di-lân

- Tên các sông, hồ lớn theo kí hiệu sau :

A-ma-dôn : f

Ấn : v

Bai-can : x

Hằng : u

Cô-lô-ra-đô : a

Công-gô : n

Dăm-be-di : o

Đa-nuyp : i

En-bơ : h

I-ê-nit-xây : q

Hoàng Hà : s

Lê-na  : r

Mi-xi-xi-pi : e

Ngũ Hồ : d

Ni-giê : m

Nin : l

Ô-bi : p

Ô-ri-nô-cô : e

Pa-ra-na : g

Trường Giang : t

Vôn-ga : k

Hồ Nô lệ lớn : b

2. Quan sát hình 20.1 (SGK trang 70) và kiến thức đã học, điền vào bảng theo mẫu (SGK trang 73) một số đặc điểm tiêu biểu của khí hậu, cảnh quan tự nhiên của châu Á ?

Trả lời :

Đới khí hậu Kiểu khí hậu đặc trưng của các khu vực Cảnh quan chính của các khu vực
Cực và cận cực   Đài nguyên
Ôn đới

- Kiểu ôn đới lục địa

- Kiểu ôn đới gió mùa

- Kiểu ôn đới hải dương

- Rừng lá kim

- Thảo nguyên

- Hoang mạc và bán hoang mạc

- Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

Cận nhiệt

- Kiểu cận nhiệt địa trung hải

- Kiều cận nhiệt gió mùa

- Kiểu núi cao

- Rừng cận nhiệt đới ẩm

- Cảnh quan núi cao

- Hoang mạc và bán hoang mạc

- Thảo nguyên

- Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải

Nhiệt đới

- Kiểu nhiệt đới khô

- Kiểu nhiệt đới gió mùa

- Hoang mạc và bán hoang mạc

- Xavan và cây bụi

- Rừng nhiệt đới ẩm

Xích đạo   - Rừng nhiệt đới ẩm