Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Là phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ.
- Thời vụ giâm cành thích hợp:
+ Từ tháng 2 đến tháng 4 (vụ xuân).
+ Từ tháng 8 đến tháng 10 (vụ thu) phía Bắc.
+ Đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 5) các tỉnh phía Nam.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện.
+ Hệ số nhân giống tương đối cao.
- Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém.
+ Cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.
- Là phương pháp nhân giống bằng cách kích thước cho cành ra rễ trên cây mẹ, sau đó tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con.
- Thời vụ chiết thích hợp:
+ Từ thàng 2 đến tháng 4 (vụ xuân).
+ Từ tháng 8 đến tháng 9 (vụ thu) phía Bắc.
+ Đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 5) các tỉnh phía Nam.
- Ưu điểm:
+ Cây con khỏe mạnh, nhanh cho quả.
- Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt.
+ Cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.
+ Hệ số nhân giống thấp.
- Là phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây ghép vào cây khác.
- Thời vụ ghép thích hợp:
+ Từ thàng 2 đến tháng 4 (vụ xuân).
+ Từ tháng 8 đến tháng 9 (vụ thu).
- Ưu điểm:
+ Khả năng thích ứng cao.
+ Bộ rễ khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển.
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
- Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao.
a. Chuẩn bị
- Vật liệu:
+ Mẫu thực vật: cành bánh tẻ của một số loại cây ăn quả phổ biến như ổi, chanh, quýt,...
+ Giá thể tươi xốp, không mang mầm bệnh,...
+ Vật liệu khác: thuốc kích thích ra rễ, nước sạch.
- Dụng cụ: deo, kéo, bình tưới nước có vòi sen,...
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: Chọn giâm cành.
- Bước 2: Cắt cành giâm.
- Bước 3: Xử lí cành giâm.
- Bước 4: Cắm cành giâm.
- Bước 5: Chăm sóc cành giâm.
c. Thực hiện
Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm giâm từ 10 đến 15 cành/loại cây.
d. Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.
a. Chuẩn bị
- Vật liệu:
+ Mẫu thực vật: bưởi, cam, chanh,...
+ Giá thể: giá thể bó bầu.
+ Vật liệu khác: túi nylon, dây nylon, thuốc kích thích ra rễ.
- Dụng cụ: dao, kéo chiết cành.
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: Chọn cành chiết.
- Bước 2: Khoanh vỏ.
- Bước 3: Bó bầu.
- Bước 4: Cắt và giâm cành chiết.
c. Thực hiện
- Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm chiết 2 đến 3 cành/loại cây.
- Chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
d. Đánh giá
Học sinh đánh giá theo tiêu chí giáo viên hướng dẫn đưa ra.
- Có nhiều phương pháp ghép như:
+ Ghép mắt.
+ Ghép cành.
+ Ghép đoạn cành,...
a. Chuẩn bị
- Vật liệu:
+ Mẫu thực vật: cây làm guốc ghép, cành để lấy mắt ghép phải cùng họ với nhau.
+ Vật liệu khác: dây buộc bằng chất liệu tự hủy hoặc dây nylon.
- Dụng cụ: dao ghép, kéo cắt cành.
b. Các bước tiến hành
- Bước 1: Lấy mắt ghép.
- Bước 2: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.
- Bước 3: Ghép mắt.
- Bước 4: Chăm sóc cây ghép.
- Thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm giâm từ 5 đến 10 mắt.
- Chú ý đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm mình và đánh giá kết quả nhóm khác theo hướng dẫn của giáo viên.