Bài 2. Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. CÁC NHÓM CÂY TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

- Nhóm cây lương thực: lúa gạo, ngô,…

Công nghệ 7, cây lúa, hoc24
Cây lúa.hoc24

- Nhóm cây lấy củ: khoai lang, sắn, khoai môn, khoai tây, cà rốt,…

Công nghệ 7, cây cà rốt, hoc24
Cây cà rốt.hoc24

- Nhóm cây ăn quả: nhãn, xoài, cam, bưởi, vải thiều,…

Công nghệ 7, cây vải thiều, hoc24
Cây vải thiều.hoc24

- Nhóm cây rau, đỗ các loại: mồng tơi, cải xanh và các loại rau gia vị, các loại đỗ,…

Công nghệ 7, cây húng quế, hoc24
Cây húng quế.hoc24

- Nhóm cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su,…

Công nghệ 7, cây cao su, hoc24
Cây cao su.hoc24

- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,...

Công nghệ 7, cây mai, hoc24
Cây mai.hoc24

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM

1. Độc canh

- Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại cây duy nhất.

- Làm giảm độ phì nhiêu của đất, gia tăng lây lan của sâu bệnh

2. Xen canh

- Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài.

- Tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

3. Luân canh

- Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

- Tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, bệnh cho cây.

4. Tăng vụ

- Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.

- Tăng tổng sản lượng thu hoạch.

III. TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO

Công nghệ 7, trồng trọt công nghệ cao.olm
Trồng trọt công nghệ cao.hoc24

- Mục đích:

+ Nâng cao hiệu quả.

+ Tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:

+ Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học.

+ Sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng cao.

+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hóa.