Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Chủ thể sản xuất.

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông  thôn mới | Ban Dân vận Trung ương

- Chủ thể sản xuất:

+ Là những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

+ Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

- Vai trò:

+ Bản thân họ: Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

+ Đối với xã hội: Thoả mãn nhu cầu hiện tại và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.

+ Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm đối với con người: Cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

Ví dụ:

- Ông A là chủ tịch hội đồng quản trị công ty A.

- Chị B là nhân viên may của công ty A.

2. Chủ thể tiêu dùng.

Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...

- Chủ thể tiêu dùng có vai trò:

+ Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

+ Có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Ví dụ: Anh A mua quần áo để mặc đi ăn cưới.

3. Chủ thể trung gian.

Trung gian phân phối “mảnh ghép” quan trọng trong phân phối sản phẩm

- Các chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

- Họ có vai trò ngày càng quan trọng:

+ Là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bán, sản xuất - tiêu dùng,...

+ Giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

Ví dụ: Những nhà phân phối.

4. Chủ thể nhà nước.

loading...

- Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triền kinh tế.

- Nhà nước:

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,...

+ Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...

+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ví dụ: Nhà nước ban hành luật Tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.