Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Đại dương thế giới là vùng nước mặn mênh mông, chiếm phần lớn của bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc tới bán cầu Nam, từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông.
- Có 5 đại dương trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương.
Các đại dương | Thái Bình Dương | Ấn Độ Dương | Đại Tây Dương | Bắc Băng Dương | Nam Đại Dương | Đại dương thế giới |
Diện tích (triệu km2) | 168,7 | 70,5 | 88,1 | 14,8 | 19,2 | 361,3 |
Tỉ lệ so với đại dương thế giới | 46,7 | 19,5 | 24,4 | 4,1 | 5,3 | 100 |
Diện tích và tỉ lệ diện tích của các đại dương thế giới
- Ở ven bờ các đại dương còn có biển và các vịnh biển. Ví dụ: Biển Đông thuộc Thái Bình Dương.
* Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương (đến độ sâu 200m) thay đổi theo vĩ độ, từ xích đạo về cực nhiệt độ càng giảm.
- Theo mùa: mùa hạ ấm hơn, mùa đông lạnh hơn.
* Độ muối của đại dương thế giới trung bình là 35%.
- Độ muối của các biển và đại dương là khác nhau.
- Có 3 sự chuyển động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển
* Sóng
- Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: do gió.
- Sóng hình thành do sạt lở đáy dại dương, động đất, núi lửa: sóng thần.
* Thủy triều và dòng biển
Chuyển động của nước biển, đại dương | Thủy triều | Dòng biển |
Khái niệm | Là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì | Là sự di chuyển của các khối nước lớn trong biển, đại dương tương tự như dòng sông trên lục địa. |
Nguyên nhân | Lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời | Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất |
Phân loại | Triều cường, triều kém | Nóng, lạnh |
Ảnh hưởng | Giao thông, đánh bắt thủy sản... | Ảnh hưởng lớn đến khí hậu ven bờ |
1. Trái Đất gồm 5 đại dương lớn với các đặc điểm khác nhau về nhiệt độ và độ muối.
2. Nước trong các biển, đại dương có 3 sự chuyển động: sóng, thủy triều, dòng biển