Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) họp, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Đây là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là Đại hội kháng chiến thắng lợi.
- Tháng 3/1951, Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) được thành lập trên cơ sở hợp nhất được Việt Minh và Hội Liên Việt.
- Năm 1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức để tổng kết, biểu dương thành tích trong sản xuất và chiến đấu.
- Phong trào thi đua sản xuất lập công, vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm được triển khai rộng khắp góp phần tăng cường tiềm lực vật chất cho cuộc kháng chiến.
- Ngoài ra, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam còn nhận được nguồn viện trợ vật chất từ nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Liên Xô,...
- Cải cách giáo dục tiếp tục được triển khai với phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”. Nhiều trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường đại học được thành lập nhằm đào tạo cán bộ kháng chiến, kiến quốc.
- Nền văn học, nghệ thuật cách mạng đạt được nhiều thành tựu với nhiều tác phẩm phản ánh về cuộc kháng chiến của dân tộc.
♦ Những thắng lợi quân sự trong những năm 1951-1953
- Sau chiến thắng Biên giới (1950), quân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong các chiến dịch Hoà Bình (1951-1952), Tây Bắc (10-1952), Thượng Lào (4-1953).. giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.
♦ Đánh bại Kế hoạch Na-va
- Kế hoạch Na-va của Pháp và Mỹ:
+ Từ giữa năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã triển khai Kế hoạch Na-va với hi vọng sẽ giành được thắng lợi quân sự quyết định trong vòng 18 tháng để “kết thúc chiến tranh trong danh dự".
+ Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn, nhằm giành lại sự chủ động chiến lược xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện.
- Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954
+ Trước tình hình mới, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra Kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954. Phương hướng chiến lược là tấn công một số địa bàn có tầm quan trọng về chiến lược mà quân Pháp tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai và buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó.
+ Từ tháng 12/1953 - tháng 2/1954, quân chủ lực Việt Nam đã tấn công nhiều nơi, như: Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên… Kết quả: Pháp buộc phải phân tán lực lượng thành năm nơi tập trung quân là: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-ku.
=> Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Đông-Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp và can thiệp Mỹ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
+ Từ cuối năm 1953, thực dân Pháp được Mỹ giúp sức đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm kiên cố ở Đông Dương.
+ Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, sau khi đánh giá tình hình lực lượng giữa hai bên, phương án tác chiến đã được chuyển sang ”đánh chắc, tiến chắc”. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954 và chia làm ba đợt.
▪ Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
▪ Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.
▪ Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam. 7/5/1954, toàn bộ Ban Tham mưu của Pháp phải đầu hàng.
=> Ý nghĩa: Đập tan Kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi. Chiến thắng này cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Tháng 3-1951, Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào thành lập đã thúc đẩy sự kết hợp chặt chẽ giữa quân dân ba nước Đông Dương.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của các lực lượng yêu chuộng hoà bình ở Pháp và nhiều quốc gia trên thế giới.
- Thắng lợi lớn nhất trong đấu tranh ngoại giao là việc đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tham gia đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ và việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ đã buộc thực dân Pháp phải rút quân về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
+ Sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân loại tiến bộ….
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Tinh thần đoàn kết của toàn dân trong chiến đấu và sản xuất.
+ Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn.
+ Có hệ chống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, hậu phương lớn mạnh...
- Đối với Việt Nam: Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam
- Đối với quốc tế:
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.