Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Các triều đại phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Chúng đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
- Chính quyền đô hộ còn tập trung xây các thành lũy lớn như thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, thành Đại La (Hà Nội)... và bố trí đông đảo lực lượng quân đội đồn trú nhằm đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
- Chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế.
- Bắt cống nạp sản vật.
- Nắm độc quyền về sắt và muối.
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta.
- Mở lớp dạy chữ Hán, áp dụng luật Hán,
- Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc đối với người Việt.
- Trong nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.
+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành...
- Trong thủ công nghiệp:
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía, làm "vải Giao Chỉ" từ vỏ cây đay, cây chuối, làm thủy tinh,...
Chính sách cai trị và những chuyển biến về kinh tế đã tác động đến xã hội, văn hóa người Việt:
- Về xã hội:
+ Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
Thời Văn Lang, Âu Lạc | Thời Bắc thuộc | |
Vua | Quan lại đô hộ | |
Lạc hầu, Lạc tướng | Địa chủ Hán | Hào trưởng Việt |
Lạc dân | Nông dân công xã | |
Nông dân lệ thuộc | ||
Nô tì |
+ Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận.
+ Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán được truyền bá vào ngày càng nhiều.
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Chính sách cai trị về chính trị: chia nước ta thành quận, huyện; đưa người Hán sang cai trị người Việt; xây thành lũy, bố trí lực lượng quân đội đồn trú để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
- Chính sách bóc lột về kinh tế: sử dụng chế độ tô thuế; bắt cống nạp; độc quyền về sắt và muối.
- Chính sách cai trị về văn hóa: đưa người Hán sang sinh sống lâu dài; mở trường dạy chữ Hán; áp dụng luật Hán; tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.
2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc
- Những chuyển biến về kinh tế: nông nghiệp có nhiều chuyển biến; nghề thủ công truyền thống phát triển, đồng thời xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.
- Những chuyển biến về xã hội và văn hóa:
+ Xã hội phân hóa sâu sắc; mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
+ Các tư tưởng, phong tục của người Hán được truyền bá vào Việt Nam ngày càng nhiều.