Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm.
- Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
- Các bộ phận chuyển động của máy có thể gây va đập, quấn bộ phận hoặc toàn cơ thể vào máy.
- Điện có thể gây điện giật và ảnh hưởng khác nhau.
- Vật văng bắn từ các nguồn như phoi, phôi, dao.
- Nổ có 2 loại là nổ vật lí và nổ hoá học, cả 2 đều gây nguy hiểm.
- Nguồn nhiệt từ các bộ phận:
+ Đúc.
+ Nhiệt luyện.
+ Cán.
- Các hoá chất sử dụng trong sản xuất cơ khí có nguy cơ gây cháy, nổ, nhiễm độc.
Bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp và đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
a) Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
- Khói bụi trong sản xuất cơ khí.
- Nước thải trong sản xuất cơ khí.
- Chất thải rắn từ sản xuất cơ khí.
b) Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
- Phát triển các khu công nghiệp.
- Hoạt động vận chuyển, sinh hoạt.
- Thiết bị, công nghệ mới không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động và ảnh hưởng tới môi trường.
- Ví dụ: Sử dụng robot để thực hiện các công việc nguy hiểm hoặc đòi hỏi độ chính xác cao, chẳng hạn như hàn, cắt gọt, và sơn.
- Che chắn để ngăn chặn yếu tố nguy hiểm tác động đến người lao động.
- Áp dụng các biện pháp kĩ thuật an toàn như thông gió, làm mát, lọc bụi.
- Thiết lập khoảng cách an toàn giữa các máy và giữa máy với các kết cấu của nhà xưởng.
- Sử dụng bảo hộ lao động để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể có nguy cơ ảnh hưởng khi làm việc.