Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Mục đích:
+ Ngăn ngừa tình trạng mất an toàn điện.
+ Hạn chế tối đa tai nại điện trong quá trình lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần:
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng.
+ Ví dụ: sử dụng bút thử điện, đồng hồ đo điện.
- Thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại thường xuyên tiếp xúc.
+ Ví dụ: bình nước nóng, máy giặt, tủ lạnh,...
- Không vi phạm an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải chống rò điện.
- Khi sửa chữa điện cần:
+ Cắt nguồn điện trước khi sửa chữa.
+ Sử dụng đúng cách trang bị bảo hộ.
+ Dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc.
- Bảo vệ cho người vận hành, sử dụng thiết bị điện.
- Đặc biệt bảo vệ những người lắp đặt, sửa chữa điện.
- Trang bị bảo hộ bảo vệ an toàn điện bao gồm:
+ Quần áo bảo hộ.
+ Mũ bảo hộ.
+ Găng cách điện.
+ Ủng cách điện.
+ Thảm cách điện.
- Dụng cụ bảo vệ an toàn điện rất đa dạng, phong phú.
- Được sử dụng trong nhiều tình huống.
- Ví dụ: tua vít điện, bút thử điện và kìm điện,...
- Được bọc cách điện, không thấm nước, dễ cầm.
a. Bút thử điện
- Là dụng cụ thông dụng để kiểm tra nhanh tình trạng của các thiết bị.
- Cách sử dụng bút thử điện:
+ Để tay cầm bút chạm vào điện vào vị trí cần kiểm tra.
+ Nếu đèn báo sáng thì vị trí cần kiểm tra có điện.
+ Ngược lại, nếu đèn báo không sáng thì vị trí đó không có điện.
b. Kìm điện
- Là loại kim chuyên dùng để cắt dây điện, kẹp giữ chi tiết trong quá trình sửa chữa điện.
- Tay cầm được bọc bởi vật liệu cách điện.
- Cách sử dụng kim điện:
+ Cầm vào phần tay cầm của kim.
+ Đưa đầu kim vào vị trí của dây điện hoặc chi tiết.
+ Sử dụng lực cho phù hợp đề giữ hoặc cắt.