Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Có diện tích hơn 95 nghìn km2, chiếm 28,7% diện tích cả nước (năm 2021).
- Gồm 14 tỉnh chia thành 2 khu vực: khu vực Đông Bắc (10 tỉnh) và khu vực Tây Bắc (4 tỉnh).
- Tiếp giáp với các vùng và các nước láng giềng, có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng => Thuận lợi thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với các vùng khác trong cả nước, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đông Bắc | Tây Bắc | |
Địa hình | Núi trung bình và núi thấp chiếm diện tích lớn, hướng cánh cung là chủ yếu; khu vực trung du có địa hình đổi bát úp. Địa hình các-xtơ phổ biến (Cao Bằng, Hà Giang,...). | Địa hình cao, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam; địa hình chia cắt và hiểm trở; xen kẽ là các cao nguyên. |
Khí hậu | Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta. | Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt, đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng. |
Thuỷ lợi | Sông ngòi dày đặc, có giá trị về giao thông và thuỷ lợi. | Sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng nước dồi dào, có tiềm năng lớn về thuy điện, điển hình là sông Đà, sông Mã. |
Khoáng sản | Phong phú chủng loại: a-pa-tít, sắt, chì - kẽm, đá vôi, than,... | Có một số loại trữ lượng lớn như: đất hiếm, đồng,... |
Sinh vật | Phong phú, gồm sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt đới. | Nhiều loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao. |
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi => Thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
+ Trong vùng có một số cao nguyên xen các đồi núi thấp với đất feralit => Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
+ Một số cánh đồng có đất phù sa => Trồng lúa, cung cấp lương thực tại chỗ.
+ Địa hình núi cao với nhiều hang động các-xtơ và thắng cảnh => Phát triển du lịch.
- Khí hậu có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao => Thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như chè, cây dược liệu,...; cây ăn quả đặc sản như đào, lê, vải,...; rau và hoa. Ngoài ra còn đem lại thế mạnh cho phát triển du lịch.
- Nguồn nước có sông ngòi dày đặc kết hợp địa hình chia cắt mạnh => Trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. Các hồ tự nhiên và nhân tạo => Có giá trị phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. Nguồn nước khoáng phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng => Cơ sở quan trọng đế phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và nhiều ngành công nghiệp khác.
- Tài nguyên rừng dồi dào => Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. Hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn có nhiều loài sinh vật đặc hữu => Tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch sinh thái.