Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, cũng là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
Địa danh ngày nay | Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á |
Việt Nam | Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam |
Sông Mê Nam | Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-gay-a |
Sông I-ra-oa-đi | Tha-tơn, Pê-gu, Sri Kse-tra |
Cam-pu-chia | Chân Lạp |
Bán đảo Mã Lai | Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic |
In-đô-nê-xi-a | Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Can-tô-li |
- Thời gian: từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
- Bộ máy nhà nước tổ chức quy củ hơn, quyền lực nhà vua được tăng cường, hệ thống quân đội, luật pháp được hoàn thiện.
- Hoạt động kinh tế: các vương quốc lục địa có ưu thế phát triển kinh tế nông nghiệp; các vương quốc hải đảo có thế mạnh phát triển thương nghiệp, hàng hải, cung cấp nhiều sản vật như hương liệu, gia vị... cho thương nhân nước ngoài.
1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á: nằm ở phía đông nam châu Á, là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
2. Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, nhiều vương quốc cổ đã hình thành ở Đông Nam Á như trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay, lưu vực sông Mê Nam, lãnh thổ Cam-pu-chia, bán đảo Mã Lai, lãnh thổ In-đô-nê-xi-a.
3. Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển. Các vương quốc lục địa lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, các vương quốc hải đảo dựa vào hoạt động thương mại.