Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Lao động có vai trò:
+ Là hoạt động chủ yếu của con người.
+ Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.
Theo quy định của pháp luật :
- Công dân có quyền:
+ Làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
+ Để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội.
- Công dân có nghĩa vụ lao động để:
+ Nuôi sống bản thân, gia đình.
+ Góp phần phát triển đất nước.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo quy định).
- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc:
+ Nặng nhọc.
+ Nguy hiểm.
+ Tiếp xúc với hóa chất độc hại.
+ Có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
* Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
- Người lao động có quyền:
+ Làm việc.
+ Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp.
+ Không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động.
+ Được hưởng lương phù hợp với trình độ.
+ Được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động...;
- Người lao động có nghĩa vụ:
+ Thực hiện hợp đồng lao động.
+ Chấp hành kỉ luật lao động.
+ Tuân theo sự quản lí.
+ Điều hành của người sử dụng lao động.
* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động :
- Người sử dụng lao động có quyền:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
+ Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc,...
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
+ Thực hiện hợp đồng lao động.
+ Thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác.
+ Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.