Đây là phiên bản do ꧁༺👉♥️Thiên Bình♥️👈༻꧂
đóng góp và sửa đổi vào 10 tháng 7 2021 lúc 20:38. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐịa lí
Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Cấu tạo bên trong của trái đất:
Gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi.
∗Lớp vỏ Trái Đất:
- Độ dày: từ 5-70km.
- Trạng thái: Rắn chắc.
- Nhiệt độ: Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa: 10000C.
∗Lớp trung gian:
- Có thành phần vật chất ở trạng thái thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển trên bề mặt lục địa trên bề mặt Trái Đất.
- Độ dày: gần 3000km
- Trạng thái: Quánh dẻo đến lỏng ⇒Gây nên sự di chuyển lục địa trên bề mặt trái đất.
- Nhiệt độ: 15000C đến 47000C.
∗ Lõi Trái Đất:
- Ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc.
- Độ dày: trên 3000km.
- Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
- Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 50000C.
2. Cấu tạo của lớp vỏ trái đất:
∗ Lớp vỏ Trái Đất:
- Lớp vỏ Trái Đất rất mỏng, chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên, nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người.
- Gồm một số địa mảng nằm kề nhau tạo thành.
∗Địa mảng:
- Các địa mảng di chuyển rất chậm.
- Có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
+ Hai mảng tách xa nhau: Các mảng dần tách xa nhau về hai phía. Hình thành vực sâu, sống núi dưới đại dương. Gây động đất, núi lửa, sóng thần.
+ Hai mảng xô vào nhau: Hai mảng nén ép, xô trườn lên nhau → Hình thành : núi cao, vực sâu.
_Hết_