Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Từ thế kỉ III, người Giéc-man xâm nhập, tiêu diệt đế quốc La Mã.
- Năm 476, thành lập nhiều vương quốc mới như: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ănglô-Xắc-xông.
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp
+ Lãnh chúa phong kiến: hình thành tự bộ phận tướng lĩnh quân sự và tăng lữ được phân phong ruộng đất.
+ Nông nô được hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân không có rộng đất. Nông nô phải phụ thuộc vào các lãnh chúa.
=> Thế kỉ VIII, Chế độ phong kiến châu Âu được hình thành
- Khoảng thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành
- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phản quyền ở Tây Âu.
- Đời sống trong các lãnh địa:
+ Lãnh chúa đời sống xã hoa, không phải lao động.
+ Nông nô phải lao động khổ cực là lao động chính, chịu nhiều thứ thuế khác nhau, bị đối xử tàn nhẫn và lệ thuộc vào lãnh chúa.
* Đặc điểm
- Kinh tế: nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.
- Xã hội: quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa với nông nộ.
- Cuối thế kỉ XI, thành thị trung đại ra đời.
- Nguyên nhân ra đời:
+ Sản xuất phát triển, hàng hóa dư thừa → nảy sinh như cầu trao đổi buôn bán.
+ Thợ thủ công đem hàng hóa đến những nơi đông đúc để buôn bán và lập xưởng sản xuất.
- Vai trò: Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.
+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
+ Tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu, như Bô-lô-nha (I-ta-li-a)…
- Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem | hiện nay).
- Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến chi phối rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Tây Âu.