Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Bản đồ, lược đồ

a. Bản đồ

  • Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

  • Ví dụ:

loading...

Quan sát bản đồ trên và trả lời câu hỏi sau.

@5926275@​

b. Lược đồ

  • Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.
  • Ví dụ:
Lược đồ binh biến Đô Lương.
Lược đồ binh biến Đô Lương.

Quan sát lược đồ trên và thực hiện các nhiệm vụ sau.

@6356526@ @5926446@

c. Các bước sử dụng bản đồ, lược đồ

  • Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết phương tiện thể hiện nội dung gì.

  • Bước 2: Xem chú giải để biết kí hiệu của các đối tượng lịch sử hoặc địa lí.

  • Bước 3: Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí dựa vào kí hiệu.

@5928915@

2. Bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian

a. Bảng số liệu

  • Bảng số liệu là tập hợp các số liệu về các đối tượng được sắp xếp một cách khoa học.
  • Ví dụ:
Số dân và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 - 2019.
Số dân và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 - 2019.

Quan sát bảng số liệu trên và trả lời câu hỏi sau.

@6405278@

b. Biểu đồ

  • Biểu đồ là hình vẽ thể hiện trực quan các số liệu.
  • Ví dụ:
Sản lượng khai thác thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2016.
Sản lượng khai thác thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2016.

Quan sát biểu đồ trên và thực hiện nhiệm vụ sau.

@5930704@

c. Trục thời gian

  • Trục thời gian là một đường thẳng thể hiện chuỗi các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.
  • Ví dụ:

Trục thời gian một số sự kiện tiêu biểu ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Quan sát trục thời gian trên và thực hiện các nhiệm vụ sau.

@5930779@ @5933201@

d. Các bước sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian

  • Bước 1: Đọc tên bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian.
  • Bước 2: Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu; chú giải của biểu đồ hoặc các sự kiện trên trục thời gian.
  • Bước 3: Tìm các số liệu trong bảng hoặc mô tả nội dung cụ thể của biểu đồ, tục trục thời gian theo yêu cầu của bài học.
@5933278@ @5933369@

3. Hiện vật, tranh ảnh

a. Hiện vật

  • Hiện vật lịch sử là những di tích, đồ vật,... trong quá khứ của con người còn lưu lại đến ngày nay.
  • Ví dụ:
Trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn
@5934617@

b. Tranh ảnh

  • Tranh ảnh lịch sử, địa lí là những hình ảnh được vẽ hoặc chụp về các nhân vật, địa điểm, hiện vật, sự kiện lịch sử, đối tượng địa lí gắn với không gian cụ thể,...
  • Ví dụ:
loading...
Vịnh Hạ Long
@5934689@

c. Các bước sử dụng hiện vật, tranh ảnh

  • Bước 1: Đọc tên hiện vật, tranh ảnh.
  • Bước 2: Quan sát và mô tả những đối tượng lịch sử hoặc địa lí được giới thiệu thông qua hiện vật, tranh ảnh.
  • Bước 3: Nhận xét về các đối tượng lịch sử hoặc địa lí theo yêu cầu bài học.