Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácXung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau.
Có những vật thể rất lớn như Mặt Trăng, Mặt Trời, các ngôi sao,...; có những vật thể lại rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được như vi khuẩn, virus,...
Vật thể lớn | Vật thể nhỏ |
Có nhưng vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên) như đất, nước, cỏ cây, con người,...; có những vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo) như quần áo, sách vở, nhà cửa,...
Vật thể tự nhiên | Vật thể nhân tạo |
Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Một vật có thể do nhiều chất tạo nên.
Ví dụ: Trong rau củ có chứa nhiều chất như nước, chất xơ, vitamin, enzyme, muối khoáng,...
Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.
Ví dụ: Protein có trong sữa, phô mai, trứng, thịt, cá, hạt, ngũ cốc,...
Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
Chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định. Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Chất lỏng dễ chảy.
Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.
❗ Mọi chất được tạo nên từ những "hạt" vô cùng nhỏ. Sự sắp xếp các "hạt" này trong chất rắn, chất lỏng, chất khí là khác nhau làm cho tính chất của chất rắn, chất lỏng và chất khí cũng khác nhau.
1. Chất ở xung quanh ta. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
2. Ba thể cơ bản của chất là thể rắn, thể lỏng, thể khí.
3. Chất rắn, chất lỏng, chất khí có những đặc điểm khác nhau.
- Chất rắn có hình dạng và thể tích xác định.
- Chất lỏng dễ chảy, có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
- Chất khí dễ lan tỏa, không có hình dạng và thể tích xác định.