Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Chủ đề
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácVào buổi tối, chúng ta nhìn thấy trên bầu trời có vô số các ngôi sao lấp lánh. Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là những nguồn sáng. Ánh sáng từ các ngôi sao đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.
Các hành tinh thì lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng. Ta thấy các hành tinh do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt ta.
Mặt Trời cũng là một ngôi sao.
Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi.
Theo thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến xa Mặt Trời nhất, tên của các hành tinh lần lượt là:
Trái Đất và các hành tinh khác đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
Thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó.
Chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh khác nhau là khác nhau.
Ví dụ: Chu kì quay của Trái Đất là 365 ngày, của Hỏa Tinh là 686 ngày.
❗ Càng xa Mặt Trời, chu kì quay của các hành tinh càng lớn.
Ngoài tám hành tinh, hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh và sao chổi.
Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời phát sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
❓ Hãy vẽ hoặc làm một mô hình hệ Mặt Trời đơn giản. Chú thích tên các hành tinh và chu kì quay của nó.
Những đêm trời quang và không Trăng, ta có thể thấy một dải sáng màu bạc vắt qua trên bầu trời, dải sáng này được gọi là Ngân Hà.
Trong Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.
1. Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời, tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi.
2. Hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
3. Ngân Hà có rất nhiều sao, Mặt Trời là một trong số đó.