28. Lực ma sát

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Lực ma sát trượt

Khi đẩy hoặc kéo vật này chuyển động trượt trên bề mặt của vật kia, giữa hai vật xuất hiện lực ma sát chống lại chuyển động. Lực ma sát trong trường hợp này là lực ma sát trượt.

Lực ma sát trượt cũng xuất hiện khi bóp phanh xe đạp. Lúc này lực xuất hiện do má phanh ép sát vaò vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe và làm xe nhanh chóng dừng lại.

II. Lực ma sát nghỉ

Khi tác dụng vào vật một lực song song với mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì mặt tiếp xúc đó tác dụng vào vật một lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.

Khi lực kéo đạt đến một giá trị xác định thì gối gỗ bắt đầu trượt. Lúc đó lực ma sát nghỉ có số đo lớn nhất.

Khi đã trượt, lực ma sát giữa gỗ và mặt bàn là lực ma sát trượt.

❗ Lực ma sát có thể vừa có lợi, vừa có hại. Ví dụ, khi viết bảng, ma sát giữa bảng và phấn khiến phấn bị mòn là có hại nhưng ma sát này cũng giúp phấn bám trên bảng tạo ra chữ viết.

❗ Trong trường hợp một quả bóng lăn trên mặt sàn nằm ngang thì lực ma sát xuất hiện giữa bóng và sàn khi đó gọi là lực ma sát lăn.

ma sát lăn

@350008@@350102@

III. Lực ma sát và bề mặt tiếp xúc

Bề mặt một tắm kim loại rất nhẵn khi nhìn bằng mắt thường nhưng qua kính hiển vi có thể thấy gồ ghề với các chỗ lồi lõm đan xen nhau.

Khi hai bề mặt áp sát vào nhau, chúng cũng gây ra lực ma sát. Nói cách khác, tương tác giữa hai bề mặt tiếp xúc tạo nên ma sát giữa chúng.

IV. Ma sát và chuyển động

Trong cuộc sống, ma sát có thể cản trở nhưng cũng có thể thúc đẩy chuyển động.

1. Làm giảm ma sát

Lực ma sát có hại khi làm cản trở chuyển động của vật, ví dụ: khi dùng cưa để cưa gỗ, ma sát trượt giữa mặt gỗ và mặt lưỡi cưa cản trở chuyển động của cưa, hay khi kéo, đẩy vật trên mặt sàn...

Để làm giảm ma sát, người ta dùng nhiều cách khác nhau. Ví dụ:

  • Dùng dầu, mỡ được cho vào giữa các bộ phần bằng kim loại chuyển động trong động cơ để làm giảm ma sát, giúp động cơ hoạt động tốt hơn và giảm hao mòn bề mặt bộ phận.
  • Thay chuyển động trượt bằng chuyển động lăn.

2. Làm tăng ma sát

Lực ma sát cũng có ích và có vai trò quan trọng trong thế giới tự nhiên và cuộc sống.

Nếu không có ma sát, con người không thể đứng, ngồi, đi bộ,...; ô tô, xe máy không thể chuyển động.

Trong nhiều trường hợp, ma sát thúc đẩy chuyện động và ta cần tìm cách tăng ma sát.

3. Ma sát và an toàn giao thông

Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.

Khi phanh, lực ma sát càng lớn thì xe dừng lại càng nhanh, tránh được các va chạm nguy hiểm. Lực ma sát cũng giúp xe không bị trượt khi xuống dốc.

V. Lực cản của nước

Lực ma sát không chỉ xuất hiện khi các vật tiếp xúc với nhau mà cả khi chúng chuyển động trong nước hay trong không khí.

Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Ta có thể cảm nhận được lực cản này rõ khi học bơi hay quạt tay trong nước.

1. Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, cản trở chuyển động của chúng.

2. Lực ma sát trượt xuất hiện khi hai vật trượt lên nhau, cản trở chuyển động của chúng.

3. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật bị kéo hoặc đẩy mà vẫn đứng yên trên một bề mặt.

4. Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

5. Lực ma sát có thể cản trở chuyển động và có thể giúp thúc đẩy chuyển động.

6. Ma sát có nhiều ảnh hưởng trong giao thông đường bộ.

7. Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.